4 nhóm thực phẩm có thể là thủ phạm gây viêm trong cơ thể
Tình trạng viêm thường xảy ra trong cơ thể khi có bộ phận nào đó bị nhiễm trùng. Chế độ ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây viêm trong cơ thể.
Có rất nhiều loại bệnh có liên quan đến viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến và viêm khớp gút. Khi bị viêm, hóa chất nhiễm vào máu và các mô, gây kích thích các sụn và khớp. Các triệu chứng của viêm là đỏ, sưng khớp, đau khớp, cứng khớp và mất chức năng khớp... hoặc những triệu chứng giống như bệnh cúm. Khi bị viêm, hóa chất nhiễm vào máu và các mô, gây kích thích các sụn và khớp. tình trạng viêm xảy ra, điều này có thể gây ra việc phát hành hóa chất vào máu và các mô, có thể gây kích thích doanh và mặc xuống của sụn và sưng khớp. Kết quả này cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như một phần của rối loạn miễn dịch tự động. Do đó cần thận trọng để tránh viêm. Có một vài loại thực phẩm gây viêm và họ cần phải tránh.
Sau đây là một vài loại thực phẩm gây viêm ở các khớp mà bạn nên tránh ăn nhiều. Điều này cũng sẽ giúp hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động tốt hơn, phòng ngừa được nhiều bệnh khác.
1. Các loại thực phẩm chiên xào
Các thực phẩm này thường chứa chất béo chuyển hóa trans. Chất béo này là thủ phạm chính gây ra viêm và dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch vành, ung thư và tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Y Mount Sinai cho biết: "Cắt giảm các loại thực phẩm chiên và chế biến sẵn như thịt chiên và đồ đông lạnh, có thể làm giảm viêm và giúp khôi phục lại khả năng tự bảo vệ của cơ thể vì nó sẽ giảm lượng AGE vào cơ thể. AGE (Advanced Glycation End) là một số chất độc xuất hiện khi thực phẩm được đun nóng, nướng, chiên, hoặc giai đoạn tiệt trùng. Các AGE gây hại cho một số Protein trong cơ thể, và cơ thể cũng cố gắng để phá vỡ các AGE bằng cách sử dụng các Cytokine (kháng thể viêm). Tùy thuộc vào nơi AGE xuất hiện trong cơ thể, chúng có thể gây ra viêm khớp hoặc các viêm khác".
Ảnh minh họa
2. Đường và thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra tình trạng viêm mãn tính và các bệnh như tiểu đường loại 2 và hội chứng chuyển hóa. Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ thì những người khỏe mạnh nhưng dùng bữa sáng nhiều đường thì sau này có lượng đường trong máu cao, đi kèm là dấu hiệu viêm gia tăng.
Theo các nhà nghiên cứu ĐH Toronto, các loại thực phẩm tinh chế như bánh quy giòn, bánh mì... cần được hạn chế tiêu thụ vì chúng làm tăng nghiêm trọng mức độ viêm và ức chế hoạt hóa plasminogen loại 1 (PAI-1) gây nguy cơ tiểu đường loại 2.
Ảnh minh họa
3. Thịt đỏ
Theo một nghiên cứu từ đại học Oxford, tiêu thụ thường xuyên thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ ung thư gần ba lần. Đó là do thịt đỏ chứa một phân tử được gọi là Neu5Gc, không thích hợp với cơ thể người. Nếu tiêu thụ nhiều thực phẩm này có thể làm cho cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại phân tử Neu5Gc, từ đó gây ra phản ứng và dẫn đến viêm trong cơ thể.
Ảnh minh họa
4. Rượu, đồ uống có gas và thuốc lá
Ai cũng biết về tác hại của rượu và thuốc lá đối với gan, phổi... Nhưng bạn có biết rằng, uống rượu và hút thuốc lá nhiều có thể thể ảnh hưởng đến các khớp xương của bạn. Những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm khớp dạng thấp và nghiện rượu có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Vì vậy, cố gắng tránh uống rượu và hút thuốc lá để giữ cho mình khỏe mạnh là điều hết sức cần thiết.
Theo các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ, nam giới trẻ uống 2 lon nước có gas mỗi ngày sẽ tăng nồng độ protein phản ứng C - một dấu hiệu gây viêm liên quan chặt chẽ với bệnh tim, đau tim và đột quỵ.
Theo SKDS