Viêm xoang (VX) là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng ở người cao tuổi ( NCT) khi mắc bệnh lại gặp nhiều khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Nguyên nhân và triệu chứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra VX ở NCT: do nhiễm khuẩn đường hô hấp, do nhiễm nấm hay hít phải các kháng nguyên lạ, do sức đề kháng kém, cơ thể không đủ sức chống lại vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh nhân VX còn kèm theo viêm ở các bộ phận khác. Do hệ thống “lông chuyển”, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém vì bị lão hóa.
Bệnh nhân VX thường đau nhức ở vùng xoang bị bệnh, chảy dịch, nghẹt mũi, thậm chí điếc mũi (mất ngửi mùi).
Điều trị thế nào?
Thuốc kháng histamin như chlorpheniramin, promethazin, acrivastin, levocetirizine, loratadine… rất hiệu quả đối với ngứa và sổ mũi do dị ứng nhưng không có tác dụng chữa nghẹt mũi. Vì vậy cần phối hợp với các thuốc điều trị nghẹt mũi. Các thuốc thường dùng là phenylpropanolamin, pseudoephedrin. Thuốc khá hiệu quả trong việc làm thông mũi nhưng cũng có tác dụng phụ. Loại thuốc này dùng dưới dạng uống hay xịt, chỉ nên dùng trong vòng 7 ngày do hiện tượng nhờn thuốc tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn dẫn tới viêm mũi mạn tính.
Thuốc súc rửa mũi: dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% cho vào lọ nhựa sạch (neti pot) hoặc dụng cụ chuyên dùng rồi nhỏ vài giọt vào hốc mũi, sau đó cúi xuống và xì sạch dịch mũi, thực hiện như vậy 2- 3 lần vào các buổi sáng, chiều, tối.
Thủ thuật Proetz súc rửa xoang: đây là cách rửa xoang, lấy mủ từ xoang ra bằng áp lực âm không gây đau hoặc chảy máu, không cần dụng cụ y khoa như kìm, kéo… phù hợp với những trường hợp viêm mũi xoang nhẹ.
Các thuốc kháng sinh: cần dùng đúng, đủ và đều đặn mới có thể diệt được vi khuẩn.
Phương pháp nội soi xoang: dùng cho người bệnh viêm xoang nhiễm khuẩn.
Phẫu thuật nội soi xoang: dùng cho bệnh nhân bị viêm xoang cấp và mạn tính, cách này điều trị thay thế cho việc phải dùng thuốc.
Cách nhỏ rửa mũi đúng
Nhỏ mũi đúng cách: để điều trị bệnh VX hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn loại thuốc phù hợp. Sau đó thao tác đảm bảo đúng như sau: Đầu tiên, xì mũi để loại bỏ bụi bẩn, gỉ mũi, nước mũi bằng cách bịt một bên mũi lại rồi xì hơi mạnh bên mũi còn lại và đổi bên. Khi thực hiện, lấy ngón tay bịt lỗ mũi bên đối diện, bóp bóng khí cho ra hết và hút dần mủ, chất nhầy ra. Nên làm mỗi bên lỗ mũi vài lần.
Tiếp đến, tiến hành nhỏ mũi bằng cách: ngồi ngửa ra sau hoặc nên nằm ngửa ra là tốt nhất. Với cả hai tư thế bạn nên ngửa đầu tối đa rồi nhỏ thuốc vào để thuốc vào sâu trong hốc mũi. Nhỏ từ từ khoảng 4-5 giọt, sau đó lấy tay day nhẹ cánh mũi để đẩy thuốc vào sâu hơn. Khi ở vùng trán và gáy cảm thấy cay là thuốc đã vào được xoang. Sau đó, giữ nguyên tư thế vài phút rồi mới nên đứng dậy.
Rửa mũi đúng cách: nên thực hiện vệ sinh mũi bằng cách rửa mũi hàng ngày bằng nước sạch hoặc nước muối loãng. Có thể sử dụng nước muối sinh lý ở dạng xịt hoặc tự pha nước muỗi loãng dùng tại nhà. Cần phải thực hiện như sau:
Nếu dùng nước muối sinh lý dạng xịt: đầu tiên cần ghé mặt vào một cái chậu và nghiêng người một góc 45 độ. Sau đó bạn đặt vòi của bình xịt vào một bên cánh mũi, há miệng rồi xịt từ từ nước muối vào mũi. Lúc này phải thở bằng miệng. Nước muối sẽ chảy từ bên này sang bên kia, cuốn dịch nhầy, cặn bã ra ngoài bằng đường miệng, bạn phải nhổ chúng ra ngoài. Thực hiện liên tục nhiều lần, sau khi xong, xì nhẹ mũi để làm sạch hết dịch còn sót lại. Làm tương tự với lỗ mũi còn lại.
Nếu dùng nước muối tự pha thì bạn nên chọn loại muối tinh và dùng bằng nước thật sạch để pha. Cho dung dịch vào một chiếc lọ có vòi nhỏ và thực hiện theo các thao tác như trên.
Làm gì để phòng bệnh?
Giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh hít phải khói bụi, chất thải. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột hoặc lạnh kéo dài. Khi đi ngủ cần mặc đủ ấm và phòng ngủ cần tránh gió lùa. Tránh hít phải phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, bụi bẩn, khói... Không nên cho ngón tay vào ngoáy vì dễ mang vi khuẩn vào mũi. Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị VX. Khi có các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến chứng VX.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.