hotline Hotline: 0977 096 677

Đừng để đái tháo đường đe dọa tính mạng

 Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi, gây ra nhiều biến chứng ở các cơ quan như: mắt, thận, thần kinh, bệnh mạch vành,... Trong đó, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người cao tuổi bị ĐTĐ. Tại Việt Nam, theo điều tra mới nhất của Viện Lão khoa, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở người từ 60 tuổi trở lên là 12,1%.

ĐTĐ ở người cao tuổi xảy ra như thế nào?

Đường được đưa vào cơ thể bằng con đường thức ăn và chuyển hóa tạo thành đường đơn (glucose). Sau khi lưu hành trong máu, glucose được đưa vào tế bào để sử dụng tạo thành năng lượng trong cơ thể. Bình thường, tuyến tụy tiết ra lượng insulin vừa đủ để đáp ứng vận chuyển glucose. Khi lượng glucose trong máu xuống thấp, tuyến tụy sẽ ngừng bài tiết insulin. Trên 95% bệnh nhân ĐTĐ cao tuổi là ĐTĐ týp 2 (còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin). Số người mắc bệnh tỷ lệ thuận với chế độ ăn uống, lối sinh hoạt tĩnh tại và bệnh tật có liên quan. Ở những người mắc bệnh ĐTĐ týp 2, tuyến tuỵ bài tiết đủ insulin nhưng các tế bào trong cơ thể kháng lại tác dụng của insulin, hoặc do lượng glucose được đưa vào cơ thể quá nhiều, lượng insulin do tụy bài tiết ra không đủ để đáp ứng cho việc vận chuyển glucose trong cơ thể. Kết quả là lượng đường trong máu tăng cao đến một mức nào đó sẽ bị đào thải ra nước tiểu, gây nên tình trạng ĐTĐ. Người bệnh thường có biểu hiện 4 nhiều: đái nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, ăn nhiều. Ngoài ra, còn có biểu hiện mệt mỏi, ngứa, tê bì ở tay, chân, nhìn mờ, khô da,... Bệnh khởi phát chậm, các triệu chứng thường không biểu hiện rõ ràng. Thường gặp ở người thể trạng béo và có liên quan mật thiết với tiền sử gia đình.

Xơ vữa mạch máu dẫn đến nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường.

ĐTĐ gây biến chứng gì?

Biến chứng của bệnh ĐTĐ là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể làm chậm tiến triển và hạn chế mức độ của các biến chứng bằng cách quản lý tốt bệnh ĐTĐ. Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh như hạ đường máu, nhiễm toan ceton, tăng đường máu. Các biến chứng mạn tính gồm: biến chứng chuyển hóa, bệnh lý thần kinh, bệnh lý võng mạc, bệnh lý cầu thận, bệnh lý bàn chân, bệnh lý mạch vành,...

Điều trị ĐTĐ như thế nào?

Điều trị ĐTĐ phải kết hợp thuốc hạ đường huyết, kiểm soát chế độ ăn uống và có phương pháp luyện tập phù hợp.

Chế độ ăn uống: Rất quan trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ, phụ thuộc vào các yếu tố: cân nặng; giới tính; nghề nghiệp (mức độ lao động); thói quen và sở thích. Chế độ ăn cho người ĐTĐ cần đáp ứng được các yêu cầu sau: đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường; thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, cân đối về tỷ lệ các chất lipid, protid, glucid; đủ các yếu tố vi lượng; thực hiện thời điểm ăn, số lượng bữa ăn trong ngày phù hợp với sự thay đổi sinh lý của từng lứa tuổi. Nếu người bệnh ĐTĐ kèm theo thừa cân hoặc béo phì, tỷ lệ các chất được đưa vào cơ thể cần giảm 10 - 20%; kết hợp điều chỉnh chế độ ăn với dùng thuốc điều trị (nếu có). Nên dùng các loại carbohydrat (chất bột) hấp thu chậm có trong khoai tây, ngũ cốc, gạo, sữa và các loại rau quả khác. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến, nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, ưu tiên ăn cá. Không dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh, nên chọn các loại trái cây nhưng với lượng vừa đủ, không nên lạm dụng. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương. Một ngày nên ăn khoảng 400g rau và trái cây tươi. Chất xơ ở rau quả làm giảm đường, làm chậm hấp thu đường. Tuy nhiên, phải tránh các loại trái cây ngọt như nho, xoài, na, nhãn... Các loại thức ăn nên được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh; tránh xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều), tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối). Người bệnh ĐTĐ cần hạn chế rượu, bia vì rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đang dùng insulin hoặc thuốc hạ đường huyết. Những bệnh nhân có biến chứng thần kinh càng không được uống rượu để tránh biến chứng này nặng hơn.

Luyện tập: Luyện tập hằng ngày và đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị ĐTĐ. Luyện tập giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng, giảm lượng đường trong máu, giảm trọng lượng cơ thể, từ đó làm giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh ĐTĐ. Khi hướng dẫn chế độ luyện tập cho người cao tuổi, cần lưu ý những đặc điểm sau: Chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh. Không nên luyện tập quá sức vì luyện tập cường độ cao làm gia tăng nguy cơ tim mạch và chấn thương. Nên hướng dẫn người cao tuổi các bài tập ở cường độ thấp và trung bình. Nên tập thể dục hằng ngày với bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình hình sức khỏe. Không nên tập thể dục vào thời gian quá sớm hoặc quá muộn trong ngày. Hướng dẫn cách để phòng chống hạ đường máu trong khi tập. Không luyện tập khi đang mắc những bệnh cấp tính, lượng đường trong máu quá cao, ceton máu tăng cao nhiều lần, ceton niệu dương tính nặng. Cần tư vấn cho người bệnh về mức độ và thời gian luyện tập, xác định cường độ tập tối đa để giúp người bệnh luyện tập đúng cách.

Theo SKDS

Thymomodulin - Davinmo - Dược phẩm Davinci Pháp
Siro Davinmo - Một sản phẩm có Thymomodulin là thành phần chính 
 

 

1001 Mẹo vặt

Cách phân biệt rượu ngoại thật, giả

Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Món ngon 365 ngày

Món ngon bông mỏ quạ

Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.

Sử dụng thuốc nên biết

Tầm quan trọng của vitamin D3 với cơ thể con người

Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.

Dược phẩm   Y học   Sức khỏe   Thuốc đặc trị   Thuốc bổ   Thực phẩm chức năng    Cẩm nang thuốc     Thuốc tân dược    Thuốc đông y    Hỏi đáp về thuốc     Chăm sóc trẻ    Mang thai     Bà bầu    Tình dục    Phòng khám    Tin tức    Cuộc sống 24h    Giúp cơ thể tăng sức đề kháng    Tuần hoàn não    Trẻ phát triển chiều cao     Trái tim khỏe mạnh     Men tiêu hóa trẻ em    Giải độc gan    Bảo vệ gan  Phát triển trí não cho bé    Còi xương  Loãng xương    Xương khớp    Tăng cường trí nhớ     Trẻ biếng ăn Trẻ lười ăn    Trẻ nhác ăn    Trẻ em  ho    Trẻ chậm lớn Vitamin    Chậm lớn    Chậm phát triển Đau đầuChóng mặt Bài thuốc dân gian  Phòng khám đa khoa  Phòng khám nhi  Phòng khám da liễu  Viêm họng  Đau mắt  Dinh dưỡng  Đau lưng   Người cao tuổi    Nitroglycerin     Nifedipin Nefazodon   Nabumeton Nafarilin     Metoprolol    Metoclopramid   Methotrexat    Mesalamin    Medroxy progesteron     Meclophenamat Ung thư