Trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn nếu không được ăn uống đầy đủ và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả là trẻ lâu khỏi bệnh và thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu máu, khô mắt, thiếu kẽm,…
Vai trò của dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn
Những bệnh nhiễm khuẩn hay gặp ở trẻ nhỏ là nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm amidal, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,…; Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như: lỵ, tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài,…
Khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống vì khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn 10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng. Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu… nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Khi sốt cao trẻ biếng ăn do giảm tiết men tiêu hóa. Khi bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa trẻ cũng mất nhiều nước điện giải, hấp thu các chất dinh dưỡng kém,…
Cho trẻ ăn uống như thế nào là hợp lý?
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.
- Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
- Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
- Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.
- Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa… Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.
Những sai lầm cần tránh
- Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.
- Kiêng cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt, tiêu chảy.
- Kiêng cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho, kiêng ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ càng ho nặng thêm.
(Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.