Các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan, viêm tai giữa... thường xảy ra với các trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Các triệu chứng thông thường là sốt (hoặc không sốt), chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, nhiều đờm.
Theo YHCT ngoại nhân và nội nhân là hai nguyên nhân chính gây ra bệnh. Ngoại nhân ở đây là các yếu tố môi trường sống bên ngoài; đó là "lục dâm": phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Mùa đông thì yếu tố "hàn và thấp" là chủ đạo. Đối với nội nhân, còn gọi là "thất tình", tức gồm: "hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh". Đối với mùa Đông, yếu tố "ưu, tư" lại chiếm ưu thế hơn. Vì "ưu sầu hại phế", "tư lự hại tỳ". Mà các bệnh thuộc tạng phế và tạng tỳ lại là những bệnh thường gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân.
Một số bệnh hay gặp ở trẻ em trong mùa đông xuân
Viêm đường hô hấp trên
Các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan, viêm tai giữa... thường xảy ra với các trẻ em ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Các triệu chứng thông thường là sốt (hoặc không sốt), chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, nhiều đờm. Nếu các triệu chứng đó không được xử lý kịp thời hoặc để lặp đi lặp lại nhiều lần, có nguy cơ làm cho viêm nhiễm sâu xuống phế quản khiến phế quản bị co thắt gây trạng thái khó thở, thở có tiếng rít khò khè mà YHCT thường gọi là hen, suyễn. Nếu để bệnh trở thành mạn tính sẽ làm trẻ bị giảm sút sức khỏe và hay bị tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi. Do vậy việc phòng bệnh cho trẻ em là một điều hết sức quan trọng, cần mặc đủ ấm khi đi đường, dùng khẩu trang thích hợp cho các độ tuổi. Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ Không nên để trẻ em chơi đùa ở những nơi quá lộng gió, nơi có gió lùa vào những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống thấp. Tránh các nơi có khí than, khói thuốc lá, tránh tiếp xúc với các lông gia súc, bụi nhà... Đối với các triệu chứng ho, nhiều đờm, chảy nước mũi... có thể dùng các vị thuốc có tác dụng trừ đờm, chống ho cho trẻ. Tuy nhiên với trẻ em, nếu dùng các vị thuốc có tác dụng quá mạnh, hoặc có vị quá đắng, quá cay, quá chát... lại không phù hợp. Có thể dùng các vị riêng lẻ như: lá húng chanh, hoặc lá húng chanh với lá xương xông (lấy lá bánh tẻ), tùy theo độ tuổi, dùng từ 3 - 7 lá (lá xương xông chỉ cần bằng một nửa về số lượng so với lá húng chanh), rửa sạch cho vào chén nhỏ, thêm mật ong hoặc đường phèn, hấp trên mặt nồi cơm (lúc ủ). Lấy ra gạn lấy nước cho uống, ngày nhiều lần. Cũng với cách làm tương tự, song dược liệu thay bằng các lát quả chanh, quả quất, quả quất hồng bì (bỏ hạt), hoa đu đủ đực, hoa hồng bạch. Với trẻ lớn hơn, có thể dùng lá húng chanh, lá xương xông, lá bạc hà, mỗi loại 6g, cam thảo 4g, sắc uống 3 lần trong ngày. Nếu ho nhiều, nhiều đờm, có thể gia thêm cát cánh, bách bộ, mỗi thứ 8g, sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, sau bữa ăn 30 phút đến 60 phút. Đối với trẻ em đã có các thể viêm mạn tính đường hô hấp, thường kèm theo các chứng ra mồ hôi nhiều mà YHCT gọi là "đa hãn", hoặc lúc nào cũng có mồ hôi "tự hãn"; khi ngủ, mồ hôi ra nhiều còn gọi là mồ hôi trộm "đạo hãn". Vì ra nhiều mồ hôi nên lỗ chân lông bị giãn to, "hàn tà" lại có cơ hội thâm nhập vào cơ thể. Và cái "chu kỳ" viêm nhiễm lại tái phát. Do vậy mà một số trẻ em cứ mắc đi mắc lại nhiều lần chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Để giải quyết các triệu chứng ra nhiều mồ hôi như vậy, YHCT thường dùng các vị thuốc có tác dụng thu liễm cố sáp, chỉ hãn như kim anh, khiếm thực, đồng lượng 6-8g (có thể thay khiếm thực bằng củ súng), gia thêm hoài sơn, liên nhục, đảng sâm, hoàng kỳ, mỗi vị 8-10g, dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày uống 3 lần, mỗi lần 4- 6g.
Rối loạn đường tiêu hóa
Do ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, trời lạnh, thức ăn nguội, hoặc mặc chưa đủ ấm, nhất là để hở lạnh vùng bụng, lạnh bàn chân... dẫn đến các chứng trướng bụng, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy ở trẻ em.
Nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh này, ngoại nhân là do "hàn", do "ẩm thực", nội nhân ở đây là "tỳ vị hư, hàn".
Đối với các chứng bệnh trên, có thể dùng lá hoắc hương, lá tía tô, mỗi loại 6-8g, tùy theo tuổi, 4g gừng tươi, thái phiến. Sắc ngày một thang, uống sau ăn 30 phút. Trường hợp trướng, đầy bụng nhiều, gia thêm nam mộc hương 8g, thương truật, hậu phác, mỗi thứ 6g, đinh hương 2g. Sắc uống. Bệnh nhân cần tránh các thức ăn mang tính chất tanh lạnh, đồng thời phải giữ ấm, nhất là vùng.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.