Các mẹ thường rất bối rối, hay hoảng loạn mỗi khi phát hiện bé bị sốt cao, từ đó dễ mắc phải những sai lầm trong việc xử lý, khắc phục cơn sốt của bé.
Thực tế, hiện tượng bé bị sốt cao không phải lúc nào cũng nghiêm trọng nên các mẹ đừng quá rối trí mà thay vào đó hãy bình tĩnh để đối phó với “phù thủy sốt” đúng cách.
Bé bị sốt cao, mẹ phải làm gì? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn các mẹ từng bước khắc phục cơn sốt để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối của bé.
1. Xác định rõ nguyên nhân khi bé bị sốt cao:
Bé bị sốt cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân chứ không hẳn là do trẻ bị nhiễm khuẩn, đôi khi bé bị sốt cao chỉ bắt nguồn từ những nguyên nhân vô cùng đơn giản mà chỉ cần các mẹ tinh ý một chút là có thể nhận ra và khắc phục kịp thời.
Bé bị sốt cao có thể do nhiễm khuẩn, bao gồm các dạng nhiễm khuẩn siêu vi, nhiễm vi trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng và bệnh lao.
Ngoài ra, nếu bé không bị nhiễm khuẩn thì vẫn có khả năng dẫn đến bé bị sốt cao, hiện tượng này có thể mắc phải sau quá trình tiêm ngừa (tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà) hoặc do bé bị chấn thương, bị bỏng, mọc răng.
Sau khi xác định được nguyên nhân khiến bé bị sốt cao, các mẹ cần tiến hành hạ sốt cho bé ngay để tránh các ảnh hưởng nghiêm trọng từ cơn sốt đến bé yêu.
2. Tiến hành hạ sốt ngay khi bé bị sốt cao:
- Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm, không cởi hết đồ của trẻ.
- Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Tránh dùng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước có pha rượu, cồn.
- Cho trẻ uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, dung dịch nước biển khô.
- Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.
Lời khuyên: các mẹ nên dùng thuốc hạ sốt ngay khi bé bị sốt cao từ 38,5 độ C hoặc bệnh kèm theo hiện tượng bất thường về tim, phổi mãn tính, rối loạn chuyển hóa, co giật,…
3. Đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu nghiêm trọng:
Các mẹ luôn lo lắng không biết tình trạng sức khỏe của con mình hiện tại như thế nào với nhiều câu hỏi tự đặt ra khiến các mẹ càng rối trí: “Con có nguy hiểm không?”, “Mình áp dụng biện pháp hạ sốt đúng cách chưa?”,…
Đừng quá lo lắng các mẹ nhé, nếu đã áp dụng nhiều phương pháp mà hiện tượng bé bị sốt cao vẫn không được khắc phục, mẹ không biết có nên đưa con đến bệnh viên hay không thì mẹ nên lưu ý khi bé xuất hiện các dấu hiệu sau đây thì hãy lập tức đưa bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời:
- Bé bị sốt cao trên 38 độ C (đối với bé dưới 2 tháng tuổi)
- Bé ngủ li bì, khó đánh thức
- Co giật, chân tay lạnh, nôn ói
- Nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam
- Thở nhanh, co rút lồng ngực
- Bé bị sốt cao trên 40 độ C, sốt tái lại sau 2 ngày mà vẫn không khá hơn
- Sốt kèm đau đầu, đau họng, đau bụng
Với các bước hướng dẫn được trình bày trong bài viết, hy vọng các mẹ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc khắc phục hiện tượng bé bị sốt cao hoặc ít nhất cũng giúp các mẹ trang bị nguồn kiến thức hữu ích, thiết thực để mẹ không phải bỡ ngỡ, rối trí khi gặp phải sự việc tương tự trong suốt quá trình nuôi dưỡng bé.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.