Dị ứng thức ăn là hiện tượng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với một số loại thức ăn nào đó, nó có thể là vấn đề không đáng lo với người lớn. Nhưng với trẻ con thì đây là vấn đề không thể coi thường, trẻ có thể bị sốc, nguy cơ tử vong rất cao.
Dị ứng thức ăn có tỷ lệ cao ở trẻ em, đăc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi với những dị nguyên thường hay gặp nhất là trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt và cá.
Theo thống kê các nghiên cứu gần đây có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn. Tỷ lệ này giảm dần theo tuổi và phụ thuôc vào sự thay đổi môi trường, thói quen ăn uống và cách sống của từng cộng đồng, cá thể.
Ts. Lê Minh Hương, Trưởng khoa Miễn dịch- Dị ứng- Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương, phản ứng dị ứng do thức ăn ở trẻ em có thể gây ra các biểu hiện dị ứng toàn thân với phần lớn các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến vài giờ như đau quặn bụng, cảm giác nóng ran, nổi ban đỏ ngứa khắp người, mắt sung huyết đỏ, phù nề môi, mắt, khó thở, thở rít, trụy mạch, tụt huyết áp, hoặc chỉ đơn thuần có các triệu chứng ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy. Các bậc phụ huynh cần lưu ý rằng biểu hiện nôn hoặc tiêu chảy kéo dài khi ăn một loại thức ăn mới là một trong những biểu hiện rất hay gặp của dị ứng thức ăn ở trẻ em. Một số trường hơp nặng, dị ứng thức ăn có thể gây kịch phát cơn hen phế quản hoặc gây sốc phản vệ, nguy cơ tử vong rất cao.
Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Nhiều khi phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.
Những trẻ nào dễ bị dị ứng?
Ts. Lê Minh Hương cho biết, dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, chúng ta có thể xác đinh được nguy cơ dị ứng của đứa trẻ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Nếu cả hai bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50-80% con nguy cơ mắc; Nếu một trong hai bố mẹ bị dị ứng thì khoảng20-40% con có nguy cơ bị dị ứng, và ngay cả khi bố và mẹ không bị dị ứng vẫn có 5-15 % trẻ nguy cơ mắc bệnh dị ứng.
Vậy những trẻ nào cần phải chú ý đề phòng dị ứng? Đó là những trẻ sinh ra trong các gia đình có cả bố và mẹ bị dị ứng hoặc một trong hai bố mẹ bị dị ứng. Đây được gọi là nhóm trẻ có nguy cơ cao.
Phòng tránh dị ứng ở trẻ
Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như viêm mũi dị ứng, chàm hoặc hen phế quản. Các nhà khoa học gọi đó là “tiến trình dị ứng”. Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn.
-Bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ.
-Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò.
-Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn 1 loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi). Những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.
Thực phẩm dễ gây dị ứng
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, tất cả những thực phẩm có chứa protein (chất đạm) nguồn gốc động vật đều có thể gây dị ứng, nhưng hay gặp nhất là sữa động vật (sữa bò, dê, trâu), các loại hải thủy sản như tôm, cua, cá hoặc nhộng, trứng...
Sữa động vật: Do protein trong sữa các loại động vật khác với protein trong sữa mẹ về thành phần và số lượng nên một số trẻ ăn vào có thể bị dị ứng.
Gặp những trường hợp này nên dừng lại không cho trẻ ăn sữa bò, dùng sữa đậu tương thay thế hoặc làm sữa chua cho trẻ ăn.
Các loại hải thuỷ sản: Như tôm, cua, cá... Sau khi ăn các loại thực phẩm này, trẻ bị nổi mề đay, sẩn ngứa, một số trẻ có thể bị tiêu chảy, nên ngừng ngay các loại thực phẩm này, sau đó có thể tập cho trẻ ăn dần từng ít một, nếu vẫn bị dị ứng thì không cho trẻ ăn các loại thực phẩm này nữa.
Trứng: Thường ít gặp dị ứng hơn các loại trên, khi ăn trứng cũng có trẻ có các biểu hiện của dị ứng như: nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy... Nên tập cho trẻ ăn dần từng ít một, hoặc chế biến dưới dạng caramen (trứng sữa hấp) cho trẻ ăn thì có thể không bị dị ứng nữa. Nếu vẫn dị ứng thì không cho trẻ ăn tiếp và thay thế bằng loại thức ăn khác.
Theo VNmedia
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.