Vào mùa đông, thời tiết khắc nghiệt khiến trẻ dễ bị ốm. Để giúp các bé không bị các bệnh mùa đông các mẹ không nên cho con ăn những thực phẩm sau.
Mùa đông là lúc sức đề kháng của bé yếu nhất, bé rất dễ bị mắc các bệnh như viêm họng, viêm phổi… do bị nhiễm lạnh. Ngoài các biện pháp như giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ ra ngoài trời lạnh, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con.
Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước trái cây vào mùa đông.
Với thời tiết này, mẹ cần hạn chế những thực phẩm có tính hàn trong thực đơn của con. Những thực phẩm điển hình có tính hàn như dưa hấu, củ cải, rau câu, lươn, nghêu sò. Ngược lại, mẹ có thể thay bằng những loại như thực phẩm có tác dụng ôn nhiệt như hành, hẹ, tỏi, ớt, thịt.
Hầu hết trẻ em thích ăn vặt thế nên việc hạn chế trẻ ăn vặt ở mùa này là vô cùng cần thiết. Không phải cấm bé tất cả đồ ăn vặt, mà nên khuyến khích con lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho con, bạn cũng nên cố gắng đưa hoa quả và rau xanh vào thực đơn ăn nhẹ của bé.
Ngoài ra, trong mùa đông vẫn nên duy trì thói quen uống nước, đây là cách dễ dàng và nhanh chóng nhất đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Nếu không được cung cấp đủ nước sẽ dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể, đặc biệt nếu uống nước quá ít dễ có nguy cơ bị sỏi niệu, táo bón…
Nên cho con dùng đa dạng các loại nước như nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước trà, nước trái cây (nước chanh, nước cam…) để tạo sự ngon miệng mà vẫn duy trì đủ lượng nước cần thiết. Mẹ nhớ rằng, những loại nước này cũng phải ấm để không ảnh hưởng đến họng của bé.
Nếu cho con ăn những sản phẩm như sữa chua, phế phẩm sữa thì mẹ hãy lấy ra khỏi tủ lạnh khoảng 1 tiếng để giảm lạnh, sẽ tăng cường khả năng chống ôxy hóa tự nhiên của hệ miễn dịch. Dù là mùa nào, cũng phải đảm bảo cơ thể bé được cung cấp đầy đủ nguồn lợi khuẩn mỗi ngày.
Về đồ uống, tránh cho con uống nước lạnh, ăn kem trong mùa này. Cái lạnh làm giảm sức đề kháng của yết hầu nên cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, gây ra viêm họng, ho, thậm chí viêm phế quản. Đây là những căn bệnh diễn biến dai dẳng, khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch và mau chóng bị sụt cân.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.