Hãy hết sức tránh hoặc cải thiện ngay những thói quen sau đây để có hướng phòng ngừa và kịp thời “dập lửa” cho bé cưng của bạn nhé!
Bé không thích uống nước
Nếu bé nhà bạn bổ sung lượng nước không đủ sẽ dẫn đến trung khu thần kinh sinh ra cảm giác khát, từ đó mới có cảm giác “nóng”. Ngoài ra, những bé không thích uống nước, những chất thải trong cơ thể không thể kịp thời bài tiết ra ngoài, độc tố tích tụ lâu ngày cũng khiến bé nóng trong người.
Nhắc bạn: Bạn phải tập cho bé thói quen uống nước chín đun sôi càng sớm càng tốt, vừa bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bé, vừa thanh lọc đường ruột, bài trừ độc tố v.v. Nếu bé không thích uống nước lọc đun sôi, có thể thêm một lượng nhỏ đường cát hoặc một ít nước ép, nhưng tuyệt đối đừng dung túng thói quen chỉ uống nước đường của bé nhé, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé cưng nhà bạn đấy!
Cho bé ăn lúc thức ăn còn nóng
Rất nhiều bà mẹ có thói quen cho bé ăn thức ăn vừa mới nhấc khỏi bếp, trên thực tế, độ nóng vừa mới múc từ nồi ra dễ khiến cho niêm mạc phần hầu họng của bé bị xung huyết, dẫn đến nuốt đau và có cảm giác như có dị vật nghẹn ở cổ.
Nhắc bạn: Thức ăn cho trẻ nên giữ độ ấm vừa phải, nhưng tránh quá nóng.
Ăn nhiều loại hạt rang
Những thức ăn như hạt dưa, hạnh nhân rang thường quá khô hoặc quá mặn, bé ăn vào dễ bị miệng khô lưỡi rát, sình bụng, khó tiêu… đây đều là những triệu chứng của nóng trong người.
Nhắc bạn: Nếu bé thích ăn, bạn có thể tự tay rang và giữ nguyên vị của các loại hạt, đồng thời tăng thêm những hương vị có dược tính như hoa cúc, cam thảo. Ngoài ra, sau khi ăn, hãy cho bé bổ sung thêm nhiều nước, ăn thêm nhiều trái cây để giảm nguy cơ bị .
Làm no bụng bằng thức ăn nhanh
Rất nhiều bé thích ăn thức ăn nhanh, đặc biệt là những thực phẩm có nhiệt lượng cao như gà rán, khoai tây chiên... Thức ăn nhanh không những không đầy đủ dinh dưỡng mà còn nếu như nạp nhiều vào sẽ khiến bé dễ béo phì, đồng thời sinh nhiệt trong cơ thể. Khi quá nóng trong người, bé thường hay đổ mồ hôi, ra gió một chút là dễ cảm lạnh.
Nhắc bạn: Thỉnh thoảng cho bé đi KFC như một phần thưởng khi bé làm tốt việc gì đó thì không sao, nhưng tuyệt đối đừng tập cho bé của bạn thói quen ăn loại thực phẩm dễ “bốc hỏa” này một cách đều đặn.
Bé không thích ăn rau củ quả
Các bà mẹ đừng cho rằng thịt cá chính là thực phẩm tốt nhất để bé có cơ thể khỏe mạnh. Nếu suốt ngày cứ ăn thịt cá mà không kèm theo rau xanh, trái cây thì bé sẽ dễ thiếu vitamin C, dễ bị sâu răng, xuất huyết niêm mạc. đây cũng là tình trạng cơ thể bé bị nhiệt miệng.
Nhắc bạn: Trong rau củ quả chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú, là những thứ không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của bé. Để “đối phó” với những bé không thích đụng tới rau củ quả, bạn có thể biến tấu chúng thành nước ép, sinh tố hoặc làm bánh nhân vừa có thịt vừa có rau củ quả để hấp dẫn bé hơn.
Ăn ngọt quá liều lượng
Nếu bé của bạn hay ăn bánh ngọt, kem, nước ngọt thì sẽ càng tăng nguy cơ bị nhiệt miệng. Bởi vì nạp nhiều đồ ngọt sẽ tiêu hao một lượng lớn nhóm vitamin B trong cơ thể, từ đó xuất hiện các triệu chứng như lở miệng, đau mắt. Ngoài ra, đồ ngọt còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn, làm miệng hay khát nên vừa trở ngại bé hấp thu những dưỡng chất khác mà còn vừa dễ bị nhiệt cơ thể.
Nhắc bạn: Bạn phải nghiêm ngặt khống chế lượng đồ ngọt cho bé ăn. Một món giải nhiệt truyền thống chính là chè đậu xanh, vừa có thể bổ sung khoáng chất đã mất đi, vừa giúp cơ thể nạp lại nhóm vitamin B bị tiêu hao do ăn quá nhiều đồ ngọt. Đương nhiên hãy nhớ là món chè đậu xanh của bạn cũng phải ít đường thôi nhé!
Bé ăn cay
Giá trị dinh dưỡng trong ớt thì không phủ nhận rồi, có lẽ vì vậy mà nhiều bà mẹ chủ trương thêm một ít ớt vào các món cho bé. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thì ớt cũng là một trong những thủ phạm khiến bé bị nhiệt miệng đấy! Bạn nên cẩn thận mà đừng lạm dụng nhé!
Nhắc bạn: Để tránh sinh nhiệt, bạn không nên cho bé ăn món ăn có thêm ớt quá thường xuyên, và nếu muốn thì có thể dùng một lượng nhỏ ớt ngọt không cay, vừa bổ sung được vitamin C phong phú vừa khỏi lo bé bị nóng.
Lạm dụng hải sản
Tuy nói hải sản giàu dinh dưỡng và có lượng canxi phong phú, nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, dùng nhiều hải sản không những khiến bé dễ dị ứng mà còn dễ bị khô họng, rát lưỡi nữa.
Nhắc bạn: Tốt nhất mẹ nên cho bé dùng lượng hải sản phù hợp cả về thời gian lẫn liều lượng và tốt nhất nên cố gắng dùng những phương thức nấu như chưng luộc, hạn chế chiên, nướng để giảm dầu mỡ và nhiệt lượng.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.