Bạn không thể biến thuốc thành kẹo, nhưng với một chút sáng tạo, việc cho bé uống thuốc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tránh vùng lưỡi cảm nhận vị đắng
Ý tưởng ở đây là giúp thuốc “đi vòng” qua vùng tập trung các nụ vị giác cảm nhận vị đắng nằm ở phía sau của lưỡi. Với những thuốc dùng ống nhỏ giọt để uống, có thể nhỏ thuốc vào bên má của bé thay vì nhỏ thẳng vào họng. Cách này sẽ giúp bé không cảm thấy mùi vị của thuốc và cũng khó nhè thuốc ra hơn.
Một thìa đường
Mẹo vặt lâu đời này – kết hợp thuốc với một chút thức ăn hoặc đồ uống có vị hơi ngọt để che vị đắng – có tác dụng trong đa số trường hợp.
Và thứ “ngụy trang” hiệu quả nhất, theo một số bác sĩ nhi khoa, là si rô hương anh đào (cherry) hoặc nước ép nho trắng, mặc dù các bậc phụ huynh thế hệ trước thường dùng luôn những thứ có sẵn trong bếp như mứt táo hoặc sữa chua các hương vị.
Hóa trang
"Trẻ em thường quyết định “đối xử” với một thuốc nào đó dựa trên hình thức của nó," Wendy Klein-Schwartz, dược sĩ, điều phối viên nghiên cứu và giáo dục của Trung tâm chống độc Maryland, Baltimore cho biết.
"Nếu vẻ ngoài của thuốc không khiến bé có cảm tình, bạn sẽ rất khó cho bé uống." Bạn có thể cho một hai giọt phẩm màu thực phẩm màu đỏ vào chén thuốc của bé để biến nó từ màu trắng trơn “đáng sợ” thành màu hồng nhạt dễ thương. Bé sẽ rất hưởng ứng và vui vẻ uống cạn chỗ thuốc.
Tránh đường uống
Nếu bạn “phát sốt” vì bé phun ra bất kỳ thứ gì nuốt vào hoặc hoàn toàn từ chối uống thuốc, hãy tìm xem liệu loại thuốc đó có dạng đặt trực tràng không (ví dụ thuốc hạ sốt). Liều lượng thường dựa trên cân nặng, nhưng luôn hỏi lại bác sĩ trước khi dùng.
Miếng dán
Nếu bé nhà bạn là tín đồ của phim hoạt hình Vua Sư tử? Hãy kiếm vài miếng dán có hình chú sư tử con Simba, vẽ cảnh rừng rậm lên một tờ giấy, và cứ mỗi lần bé chịu uống thuốc thì lại cho bé dán một hình lên đó. Cách này thậm chí còn hiệu quả hơn nếu bác sĩ của bé cũng tham gia: Khi uống hết đợt thuốc, bé có thể mang toàn bộ “công trình nghệ thuật” đó tới chỗ bác sĩ để khoe về sự vâng lời của mình.
Con đã lớn
Việc của bạn là tạo ra bối cảnh để bé thấy bé là người nắm quyền điều khiển. Ví dụ bạn có thể cho thuốc vào chiếc cốc đồ chơi và cho phép bé tự mang đi.
Thử và thử lại
Nếu cảm thấy hết cách, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem liệu bạn có thể thay bằng một loại thuốc khác không. Ví dụ, bạn có thể kiếm được loại kháng sinh có mùi vị “ngon lành” hơn từ một công ty khác.
Đôi khi dạng biệt dược có thuốc sẽ có mùi vị dễ uống hơn; trong những trường hợp khác thì thuốc gốc lại được ưa thích hơn.
Thông thường trẻ có thể thực sự không thích kết cấu của thuốc chứ không phải mùi vị; trong trường hợp này, dung dịch đặc hơn hoặc lỏng hơn sẽ có ích.
Cuộc vui sắp đến
Nếu bé bị ốm khoảng tầm một tháng trước ngày sinh nhật và nhất định không chịu uống thuốc, bạn có thể dụ bé rằng “Nếu con không khỏe nhanh, chúng ta sẽ không thể mời các bạn đến dự tiệc được”. Chắc chắn bé sẽ cố gắng uống thuốc để không bị lỡ ngày vui.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.