Ăn bổ sung (BS) hay ăn sam/ăn dặm được định nghĩa là cho trẻ ăn những thức ăn khác bổ sung cho sữa mẹ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (tức 180 ngày).
Thế nào là ăn bổ sung đúng cách
Ăn BS đúng cách là bắt đầu cho ăn từ khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần, ăn thêm đủ số bữa (từ 2 bữa tăng dần lên 3-4 bữa khi gần 1 tuổi) và bột/cháo được nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
Nhóm cung cấp chất bột: sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn vì có gluten) ý dĩ, hạt sen, đậu xanh (vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu). Với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn BS như súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa, bánh mỳ nhúng sữa… để trẻ hào hứng với bữa ăn tránh gây biếng ăn do phải ăn mãi một món.
Nhóm cung cấp chất đạm: Khi mới bắt đầu tập ăn BS nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu; Tháng thứ 7 có thể cho ăn thịt bò, cá, tôm, cua…; Tháng thứ 8 trẻ cần ăn đa dạng hơn, không nên kiêng khem, chỉ cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trẻ trên 1 tuổi nên cho ăn trứng gà toàn phần, ăn hàng ngày nếu trẻ thích vì là nguồn chất đạm động vật và chất béo ngon, bổ, rẻ và vì đa số trẻ nhỏ không có vấn đề về cholesterol máu (trừ những bệnh lý về gen).
Nhóm cung cấp chất béo: Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng và là dung môi hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A chống khô mắt, vitamin D chống còi xương,... Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn,...), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (khác với người trưởng thành là 2:1). Nên cho ăn đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, mè, oliu,...), riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Nên dùng mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi… Đặc biệt lưu ý bữa nào cũng phải cho ăn dầu/mỡ và phải đủ lượng lượng: Khi bắt đầu ăn BS mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, 8 tháng trở lên 5ml, gần 1 tuổi trở 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.
Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Rau xanh, củ và quả hầu như không cung cấp năng lượng, không nên cho quá nhiều vào bột/cháo khiến đậm độ năng lượng thấp: bắt đầu ăn BS nên cho 1 thìa, sau tăng lên 2-3 thìa/1 là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể cho thêm nhưng không quá nhiều. Với trẻ thừa cân, béo phì cần tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng khẩu phần. Lưu ý không nên dùng nhiều loại rau xanh, củ quả trong 1 bữa bột khiến cho khối lượng bữa ăn quá lớn.
Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi cần bú sữa mẹ và ăn 3 bữa bổ sung.
Để đảm bảo cho trẻ ăn bổ sung ngon miệng và hấp thu tốt, cần:
Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ. Tránh những thức ăn thô, nguyên hạt khó tiêu, thấp năng lượng như gạo lứt, ngô, khoai môn, bột sắn... trong các bữa chính.
Thay đổi các loại thức ăn và đổi món trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn và những món trẻ thích.
Trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau ốm/bệnh, cần được bồi dưỡng bằng các thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá… giúp trẻ nhanh hồi phục và bắt kịp đà phát triển.
Cần cho trẻ uống đủ nước sạch, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể được thuận lợi.
Các nguyên tắc chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ
Giàu năng lượng, đạm, béo và vi chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, D, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn động vật, hải sản, sữa,...).
Sạch và an toàn: không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác; không có các hóa chất có hại hoặc chất độc (không nên cho trẻ ăn thịt cóc, thịt cá nóc... hay những thực phẩm có khả năng có độc chất như nấm không rõ nguồn gốc); không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn, trẻ thích.
Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.
Cần lưu ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đĩa khi chuẩn bị thức ăn, bảo quản tốt thức ăn. Tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (như nước có gas, kẹo kem,...), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.
Những sai lầm các bà mẹ hay mắc trong chế độ ăn của trẻ biếng ăn
Không tăng số bữa ăn cho trẻ mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn; Nấu loãng hơn bình thường (ít đạm, dầu mỡ) khiến cho trẻ đã ăn ít hơn về lượng lại bị thiệt thòi về chất.
Không/ cho quá ít dầu mỡ vào bột/cháo gây thiếu năng lượng.
Kiêng không cho ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ tiêu chảy hoặc khi trẻ bị ho, tiêu chảy: Chỉ trong những trường hợp dị ứng với cá, tôm, cua gây tiêu chảy ở một số cơ địa dị ứng đồ tanh (tỷ lệ rất thấp).
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.