Nên cho trẻ nhỏ từ 5 tuổi trở lên làm quen với nước, sau đó bắt đầu học bơi. (Học viện Nhi khoa Hoa Kì, AAP, cho rằng, trẻ em không nên học bơi trước 4 tuổi vì không đủ các kĩ năng cần thiết). Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy quá trình bơi lội không gây hại cho trẻ và còn có thể giúp giảm nguy cơ chết đuối ở trẻ nhỏ. Mặc dù vậy, lại chưa có kết luận nào đồng tình rằng các bậc phụ huynh có thể tự do, thoải mái dạy bé tập bơi. Tính an toàn và hiệu quả là chưa được chứng minh.
Bơi vào thời điểm nào và ở đâu?
Không để trẻ bơi vào buổi trưa, trời nắng gắt, lúc 11 - 13h hàng ngày. Khi đó nhiệt độ cơ thể bé đang cao, mồ hôi ra nhiều và gặp nước bé sẽ rất dễ bị cảm đột ngột. Thay vào đó, nên cho bé bơi vào thời điểm đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, sẽ rất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Thời gian bơi lý tưởng nhất là 9-11 giờ sáng, nước âm ấm và không khí trong lành.
Không nên bơi trước và sau khi ăn. Bơi khi đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức. Bơi trong lúc dạ dày còn quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn… Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.
Lựa chọn những vùng nước sạch. Để đảm bảo vệ sinh, cần đưa trẻ đến bể bơi nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng. Tốt nhất là bơi bể trong nhà bởi có thể tránh tối đa ánh mặt trời và thuận tiện cho thời gian lựa chọn đưa bé đi bơi.Không nên cho trẻ bơi ở những hồ ao tù hãm, những khúc sông ngòi bẩn có nhiều cống rãnh đổ vào. Nước bẩn mang sẵn nhiều loại vi khuẩn có hại, là tác nhân gây nhiều loại bệnh như đau mắt, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm tai...
Các nguyên tắc an toàn khi cho trẻ đi bơi
Trước khi xuống bơi phải tập kĩ những động tác khởi động.
Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn.
Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi và cứu đuối đi kèm.
Không bơi khi trời đã tối, có sấm, chớp, mưa.
Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.
Không ăn, uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
Không dùng các phao bơi bơm hơi.
Không bơi khi vừa đi ngoài nắng về.
Trẻ em vùng lũ không được tự ý đi lại, nghịch nước, bơi và bắt cá... khi nước lũ đang lên cao.
Đối với trẻ lớn, cần dạy trẻ biết xử trí khi có đuối nước xảy ra (kêu cứu, kĩ thuật tự cứu và cứu đuối).
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.