Dưới đây là những kiến thức cơ bản mà người phụ nữ từ lúc mang thai cho đến khi sinh con, nuôi con cần biết...
Quan niệm trước kia “đẻ con so làm cho láng giềng và ăn nhiều thai to khó đẻ” là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, khi có thai người mẹ cần ăn uống nhiều hơn bình thường với nhiều loại thực phẩm từ 4 nhóm (nhóm glucid, protid, lipid, vitamin và khoáng) vừa cho mẹ và cho con.
Trong thời gian có thai người mẹ cần tăng cân từ 10 - 12kg, để sinh con có trọng lượng khoảng 3.000g. Khi có thai nên làm việc vừa phải, hoạt động nhẹ nhàng, không làm việc nặng. Nghỉ ngơi là việc cần thiết cho bà mẹ và thai nhi, tuy nhiên không nên nghỉ ngơi hoàn toàn sẽ khó đẻ. Tập thể dục như đi bộ giúp người mẹ sảng khoái, tuần hoàn lưu thông, người mẹ ăn ngủ tốt. Trong thời gian có thai, người mẹ cần khám thai ít nhất 3 lần vào: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối và tiêm phòng 2 mũi uốn ván.
Phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ, các em gái tuổi dậy thì cần uống viên sắt/axít folic hoặc viên đa vi chất phòng chống thiếu máu thiếu sắt. Với phụ nữ không có thai bổ sung viên sắt/axít folic mỗi tuần 1 viên (60mg sắt nguyên tố, 2.800mcg axít folic) vào 1 ngày nhất định trong tuần trong 3 tháng, nghỉ 3 tháng, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Việc bổ sung có thể lặp lại chu kỳ này trong năm. Với phụ nữ có thai uống bổ sung viên sắt/axít folic (60mg sắt nguyên tố và 400mcg axít folic), liều lượng 1 viên/ngày từ khi bắt đầu có thai cho tới 1 tháng sau đẻ. Khi sinh con, bà mẹ cần được bổ sung 1 liều vitamin A trong vòng 1 tháng sau đẻ. Vitamin A được cung cấp cho trẻ qua sữa mẹ trong thời gian trẻ được bú mẹ hoàn toàn.
Khi sinh con một số bà mẹ chờ sữa xuống mới cho con bú, vắt sữa đầu bỏ đi, cho con uống nước cam thảo hoặc một số loại nước khác… là hoàn toàn sai lầm. Ngược lại, khi sinh con cần cho trẻ bú sớm trong vòng 1 tiếng đầu tiên. Bú sớm có tác dụng làm cho sữa xuống nhanh, co hồi tử cung và bú được sữa non rất tốt cho bé vì sữa non có giá trị dinh dưỡng cao, các kháng thể chống lại bệnh tật, dễ tiêu hóa với trẻ và giúp thải phân xu ra ngoài. Cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và bú đến 18 - 24 tháng tuổi.
Khi tròn 6 tháng cần cho trẻ ăn thêm cùng với bú mẹ. Không cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn, cho trẻ ăn thiếu về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh dẫn đến suy dinh dưỡng và bệnh tật. Thời kỳ bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung đến khi cai sữa là thời kỳ đe doạ suy dinh dưỡng nhất đối với trẻ. Ăn bổ sung là quá trình trẻ từ từ làm quen với thức ăn của gia đình và ngày càng bú mẹ ít hơn, quá trình bé chuyển dần từ thức ăn tinh (sữa mẹ) sang thức ăn thô (4 nhóm thực phẩm). Thời kỳ này trẻ dễ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn vì trong 6 tháng đầu trẻ được mẹ truyền sang kháng thể từ trong thời kỳ bào thai, từ tháng thứ 6 yếu tố này hoàn toàn do tự cơ thể trẻ. Vì vậy, bất kỳ một thức ăn bổ sung nào cho trẻ cũng phải được bảo quản và chế biến vệ sinh sạch sẽ. Trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi cần được bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/ 1 năm (đợt 1 ngày 1 - 2/6; đợt 2 ngày 1 - 2/12 hàng năm)
Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi ăn uống đủ nhu cầu sẽ tăng cân hàng tháng. Việc theo dõi cân trẻ hàng tháng và chấm trên biểu đồ tăng trưởng là biện pháp sớm nhất phát hiện trẻ có suy dinh dưỡng hay không: nếu 2 tháng liền trẻ không tăng cân bà mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và tư vấn dinh dưỡng. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000g (3kg): 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000 - 1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500 - 600g/tháng; 6 tháng tiếp theo chỉ tăng từ 300 - 400g/tháng, khi 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 - 10kg), từ 2 - 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2 - 3kg/năm.
Cân nặng trung bình của trẻ trên 1 tuổi có thể áp dụng công thức sau:
X = 9kg + 2kg x ( N-1), với N là số tuổi của trẻ.
Trẻ được chăm sóc và ăn uống đầy đủ trước, trong và sau khi bị bệnh, khi bị bệnh cần được khám và điều trị kịp thời, triệt để. Nếu không điều trị tốt trẻ dễ bị tái phát và nguy cơ suy dinh dưỡng. Cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cũng là biện pháp tốt để phòng các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.