Khi con bạn ốm, cho bé uống thuốc luôn là một công việc khó khăn. Vì vậy, để con hợp tác, bạn cần một vài chiến thuật dỗ dành.
1. Thử nhiều cách khác nhau
Những vật dụng hỗ trợ uống thuốc có thể tạo ra nhiều điều bất ngờ. Nếu bé không chịu uống bằng thìa, bạn hãy thử cho bé uống thuốc bằng xi-lanh xem sao. Bạn cũng có thể dùng đến một chiếc cốc nhỏ (đảm bảo có số đo chính xác để bạn sử dụng đúng liều lượng) - hoặc bất kỳ thiết bị đo lường khác mà bạn nghĩ con mình sẽ sẵn sàng thử. Bất kỳ sự thay đổi trong cách tiếp cận nào cũng giúp bạn đánh lạc hướng để con chịu uống thuốc.
2. Chia nhỏ lượng thuốc
Cho bé uống một lượng thuốc nhỏ trong vài phút thay vì tất cả cùng một lúc. Việc đó có thể giúp bé dễ nuốt trôi hơn là dồn thuốc trong một ngụm. Tất nhiên, nếu con bạn cảm thấy cách này chỉ như kéo dài thêm “cực hình”, hẳn chiến lược này không phải dành cho bạn.
3. Chiến thuật cải trang
Hãy hỏi bác sĩ xem việc giấu thuốc vào thực phẩm hoặc đồ uống có được không. Nếu được, bạn hãy bỏ thuốc vào một lượng nhỏ kem, nước sốt, hoặc trái cây xem sao. Nhưng hãy nhớ, nếu bạn kết hợp thuốc với một món gì khác, con bạn cần phải ăn hoặc uống hết món đó để có được liều lượng đầy đủ.
4. Vị trí đặt thuốc
Các nụ vị giác tập trung ở trước và giữa lưỡi, vì vậy thay vì để thuốc vào các khu vực vị giác “nhạy cảm” ấy, bạn nên đặt vào phần nướu sau và bên trong má, nơi thuốc sẽ dễ trôi xuống cổ họng mà không tác động gì nhiều đến vị giác của bé. Cách này đòi hỏi bạn phải có một chút khéo léo khi một tay giữ bé ngồi yên, còn tay kia phải để thuốc ở vị trí chính xác.
5. Dỗ dành bé
Một mẹo nho nhỏ có thể giúp bạn rất nhiều trong trường hợp này. Hứa tặng con một phần thưởng nhỏ với điều kiện con phải uống hết thuốc của mình. Chỉ cần một chút quà tặng như vậy đã có thể truyền cảm hứng cho bé mở khuôn miệng xinh để uống thuốc rồi đấy.
6. Cho bé tự quyết
Trao cho con quyền quyết định chọn hương vị hoặc màu sắc khác nhau của thuốc. Bằng cách đó, bé sẽ cảm thấy như mình có chút quyền kiểm soát tình hình.
7. Xem phản ứng của bạn
Đừng quá căng thẳng khi cho con uống thuốc, vì nếu bạn tươi vui, thoải mái, con sẽ coi những dấu hiệu vui vẻ đó là biểu hiện cho việc uống thuốc sẽ không khó khăn. Đừng để nét mặt nhăn nhó cố gắng bắt con uống thuốc của bạn khiến bé nghĩ đây hẳn một nhiệm vụ khó chịu, không dễ dàng chút nào.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.