Nếu bạn đang gặp khó khăn khi bé nhà mình không chịu ngủ trưa, hãy thử áp dụng những cách dưới đây.
Ngủ trưa là một hoạt động cần thiết cho cơ thể, và trẻ sơ sinh lại càng cần ngủ đủ giấc, thế nên những lúc chợp mắt ấy rất quan trọng với sức khỏe của bé. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi bé nhà mình không chịu ngủ trưa, hãy thử áp dụng những cách dưới đây.
1. Tạo ra âm thanh
Việc tạo ra âm thanh thu hút nào đó có thể dỗ dành trẻ ngủ trưa. Bạn có thể thử tạo ra những âm thanh như sóng biển hay tiếng kêu tàu lửa, kể cả những bản nhạc nhẹ nhàng cũng có tác dụng giúp bé đi ngủ. Đây là một trong những mẹo đầu tiên mà các bà mẹ nhiều kinh nghiệm thường áp dụng khi con mình không chịu chợp mắt.
2. Đu đưa
Hầu hết việc đu đưa lại có một hiệu quả bất ngờ đối với các bé. Những hành động mang nhịp điệu ấy thường khiến bé cảm thấy thoải mái và vui vẻ, từ đó sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đừng ngại nếu con muốn ngủ ngay trên tay hay vai bạn, đừng vội đặt con nằm ở giường cũi vì điều đó có thể khiến bé thức giấc. Dần dần bạn có thể tập cho bé ngủ ở giường cũi sau.
3. Xe đẩy
Nhiều cha mẹ không biết dùng cách nào khác ngoài việc đặt con mình vào xe đẩy và đưa đi rong đến khi nào bé ngủ ngon giấc. Đây là cách mà cha mẹ áp dụng sau khi làm đủ mọi thứ để bé ngủ mà vẫn thất bại. Nhưng thật ngạc nhiên, phương thức này lại thường phát huy tác dụng. Việc đẩy xe đi như vậy không chỉ giúp bé ngủ trưa, mà còn là cơ hội để bố mẹ tới những chỗ yêu thích của mình.
Ngủ trưa giúp bé khỏe mạnh hơn, linh hoạt hơn.
4. Bạn giả vờ ngủ
Nếu đôi lúc bạn không biết phải làm gì, khi nằm bên cạnh bé, bạn cứ giả vờ mình đã ngủ để khiến bé chán nản mà ngủ theo. Vì chính bạn là một nguồn giải trí của con, khi nguồn giải trí ấy không “hoạt động”, cả ngôi nhà trở nên yên ắng, em bé sẽ nhanh chóng chìm dần vào giấc ngủ.
5. Giờ ngủ cố định
Đôi khi con bạn không chiu chợp mắt lúc trưa vì con không có một giờ ngủ cố định nào cả. Việc tao thói quen ngủ vào một giờ cố định sẽ giúp con dễ ngủ hơn. Nếu bạn tập cho con ngủ trưa mỗi ngày thì từ đó bé nhà bạn sẽ có xu hướng ngủ thường xuyên hơn. Khi con quen chợp mắt vào một giờ bạn thiết lập, bạn sẽ thấy mọi chuyện dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều,
6. Chấp nhận thực tế
Bạn biết đấy, nhiều lúc bạn phải chấp nhận con của mình không thích ngủ trưa hoặc không có nhu cầu ngủ trưa như bạn nghĩ. Một số bé không quen ngủ nhiều, kể cả ngủ trưa từ lúc mới sinh ra, nhưng có bé lại luôn thấy buồn ngủ và muốn ngủ nhiều hơn các bé khác. Nếu bé nhà bạn không quen chợp mắt lúc trưa thì bạn cũng không cần lo lắng mà ép con phải có giấc ngủ trưa nhé.
Theo afamily.vn
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.