Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói, mọi nhu cầu phần lớn thể hiện qua tiếng khóc. Trẻ khỏe mạnh khóc khi đói, khát, buồn ngủ, nóng quá, lạnh quá, ngứa ngáy…Trẻ bệnh tật cũng khóc: vì đau, vì khó chịu, …Làm sao cha mẹ hiểu trẻ qua tiếng khóc? Câu trả lời có trong bài viết sau đây.
Trẻ khóc đòi ăn, đòi uống, buồn ngủ…
Các chuyên gia về nhi khoa đã nghiên cứu tìm ra các đặc điểm tiếng khóc của trẻ khỏe mạnh, đòi đáp ứng nhu cầu cơ thể như sau:
Trẻ đói: khóc đòi ăn thì tiếng khóc này gắn liền với tiếng khóc kia; hoặc trẻ khóc rồi dừng lại nghe ngóng, rồi lại khóc tiếp; kèm theo là động tác mút tay. Khi đó cho trẻ bú mẹ hay bú bình là nín ngay. Nếu đã cho bú, một thời gian ngắn mà trẻ lại khóc là do mẹ thiếu sữa, hay trẻ bú chưa no, hoặc sữa pha nhạt quá, hoặc ngọt quá khó uống.
Trẻ khát: khóc đòi uống thì tiếng khóc không to như khi đói, lúc này cho trẻ bú bình, trẻ sẽ không quay đầu đi, mà mút lấy núm vú, hoặc ngưng khóc há miệng ra chờ đợi. Nếu lâu chưa cho bú kịp thì trẻ mới lại khóc.
Trẻ gắt ngủ: tiếng khóc ban đầu tương đối thấp, nếu ồn ào quá không ngủ được thì trẻ sẽ khóc to hơn, liên tục. Cha mẹ chỉ cần bế trẻ hát ru, vỗ về trẻ sẽ ngừng khóc và ngủ.
Trẻ làm nũng ( nhũng nhẽo): trẻ khóc lúc cao, lúc thấp, khóc mà không có nước mắt, chân tay khua lung tung, mắt đảo sang trái sang phải. Nếu được bế ẵm và vỗ về trẻ nín ngay. Trẻ cũng thường khóc, làm nũng về đêm, có thể do đói, khát, hoặc nóng quá hay lạnh quá, hay ban ngày trẻ đùa nghịch hưng phấn quá mức làm rối loạn giấc ngủ, hoặc ngứa ngáy khó chịu, gây quấy khóc
Trẻ hoảng sợ : khi có tiếng động mạnh, ánh sáng chói, hay mất điện, tắt đèn tối quá,… trẻ khóc thét lên, chân tay và toàn thân dãy dụa lung tung. Khi trẻ bị kẹp đau, khó chịu cũng khóc thét và dãy dụa như vậy.
Trẻ đái dầm, đi ngoài, nách bẹn bị hăm,… tiếng khóc bình thường, không có gì đặc biệt, có khi trẻ thét to lên, nước mắt dàn dụa.
Mỗi kiểu khóc- một loại bệnh
Khi mắc bệnh, trẻ khóc do bị sốt, đau, khó chịu. Tiếng khóc của trẻ có thể giúp chúng ta nhận biết bệnh khi kết hợp với các triệu chứng khác. Vì trẻ có thể mắc nhiều loại bệnh, nên trong bài này chúng tôi chỉ nêu một số bệnh nặng, hoặc có tính chất cấp cứu như sau:
Bệnh lồng ruột: trẻ khóc thét vì đau bụng; kèm theo các triệu chứng nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy, hay toàn máu tươi. Các triệu chứng có thể dịu bớt một thời gian ngắn, sau đó lại xuất hiện với mức độ nặng hơn: trẻ la hét, khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, dấu hiệu mất nước nặng…
Bệnh viêm não, màng não: trẻ khóc thét liên tục, thỉnh thoảng ngừng một lát, rồi lại khóc tiếp; kèm theo sốt cao đột ngột, nôn vọt ra dịch hay thức ăn, có dấu hiệu cứng gáy, bỏ ăn; ở trẻ nhỏ còn thóp, có thể thấy thóp phồng căng; trẻ dưới 3 tháng hay trẻ sơ sinh, có khi ít sốt nhưng sẽ bỏ bú , quấy khóc, khóc thét hay ngủ li bì , muộn hơn sẽ có co giật hoặc hôn mê.
Bệnh viêm ruột hoại tử sơ sinh: trẻ khóc thét từng cơn, sau đó li bì, ngủ lịm, nôn ra dịch vàng, ỉa chảy, có khi ỉa ra máu, bụng chướng, nếu muộn nôn ra dịch dạ dày nâu đen.
Bệnh viêm amidan cấp: trẻ khóc giọng khàn khàn, khóc liên tục, nhất là về đêm, kèm theo các biểu hiện ho, sốt, nôn trớ, đau họng, khó thở, hôi miệng, khó nuốt…
Trẻ bị đau đầu, ngạt mũi, cảm cúm: trẻ khóc với âm điệu bình thường, luôn ở trạng thái không yên, dỗ thế nào cũng không nín.
Bệnh viêm phổi: trẻ khóc xong lại thở khò khè, rồi lại khóc tiếp, kèm theo các dấu hiệu: sốt cao, phập phồng cánh mũi, thở rên, bú kém, kích thích. Nếu trẻ khóc yếu ớt, xen lẫn tiếng rên ngắt quãng có thể là viêm phổi và suy tim.
Bệnh viêm tai giữa: trẻ khóc không yên, kèm theo sốt, lắc đầu, vò tai, nếu cha mẹ lấy tay ép vào vành tai, trẻ lại càng khóc dữ dội vì đau.
Bệnh còi xương giai đoạn đầu: trẻ khóc suốt đêm, hay giật mình sợ hãi, vã mồ hôi nhiều.
Ngoài ra tiếng khóc của trẻ cũng giúp cha mẹ nhận biết một số bệnh thông thường sau đây: trẻ khóc trước khi ngủ là bị bệnh giun kim, do giun bò ra hậu môn gây ngứa ngáy khó chịu. Trẻ khóc khi đi tiểu: là bị viêm đường tiểu, có thể thấy miệng niệu đạo tấy đỏ. Trẻ khóc, không chịu bú, hễ ngậm vú thì khóc là bị viêm miệng, không bú được. Trẻ khóc dữ dội, luôn tay quờ quạng, vơ nắm mọi vật là bị mụn nhọt. Trẻ khóc sau khi đi đại tiện là bị nứt hậu môn…
Như vậy khi trẻ khóc, cha mẹ hay người bảo mẫu sóc cần quan sát mới tìm ra nguyên nhân để chăm sóc trẻ.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.