Danh y Hypocrate quan niệm các thức ăn đều chứa một chất sống giống nhau và chỉ khác nhau về màu sắc, mùi vị, ít hay nhiều nước. Nhờ các phát hiện của dinh dưỡng học, người ta lần lượt biết trong thức ăn có các thành phần dinh dưỡng cần thiết là protein (chất đạm) lipid (chất béo), glucid (chất bột), các vitamin, chất khoáng và nước. Thiếu hụt một trong các chất này có thể gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí chết người.
Do trẻ em (nhất là từ 1 - 5 tuổi) là thời kỳ phát triển rất nhanh cả về thể lực lẫn trí tuệ, nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng rất cao và có nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Nếu tính theo thể trọng thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn người lớn, nhưng do bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, trẻ hay bị rối loạn tiêu hóa kém hấp thu có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Do đó, cần quan tâm chăm sóc và nuôi dưỡng, đảm bảo cho trẻ được ăn đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng để xây dựng cơ thể như chất đạm, chất khoáng. Theo GS.BS. Từ Giấy (Thầy thuốc Nhân dân, Anh hùng Lao động), “ăn uống là nhu cầu hằng ngày của đời sống, đồng thời là cơ sở của sức khỏe”; “Ăn uống theo đúng nhu cầu dinh dưỡng thì trẻ mới phát triển tốt cả thể lực và trí tuệ, giúp gia đình đạt được ước mơ con cái khỏe mạnh, thông minh, học giỏi, tạo nguồn nhân lực có chất lượng, giúp bảo tồn tinh hoa nòi giống, xã hội phát triển”.
Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu với lượng sữa là 150ml/kg thể trọng/ngày là đảm bảo đầy đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng. Từ tháng thứ 7 (180 ngày tuổi trở đi) cần cho trẻ ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú kéo dài tới 18 - 24 tháng. Trẻ từ 7 - 8 tháng, ngoài bú sữa mẹ trẻ cần ăn thêm 1 - 2 bữa bột + nước hoa quả nghiền; từ 9 - 12 tháng tuổi trẻ vẫn cần được bú sữa mẹ + ăn thêm 3 bữa bột đặc + nước hoa quả nghiền. Thức ăn bổ sung cần chế biến từ ít đến nhiều, không cần thiết phải nghiền nát mọi thứ mà nên thái/bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa để trẻ ăn quen dần; nên nấu các món ăn từ rất mềm đến mềm vừa rồi đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp rǎng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển. Nǎng lượng cần được cung cấp đủ qua nhiều loại thực ẩm khác nhau như bột, cháo, cơm nát... dầu, mỡ, bơ... thịt, trứng, cá... và rau, củ, quả. Sau năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã biết đi, biết chạy, vui chơi, đùa nghịch và tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn nên tiêu hao nǎng lượng cao hơn.
Ví dụ, trẻ 2 - 3 tuổi hiện nay cần cung cấp đủ 1.180 kcalo/ngày.
Trẻ vị thành niên (10 - 18 tuổi) phát triển rất nhanh, đặc biệt là trẻ gái. Nhu cầu năng lượng và chất đạm nhất thiết phải được đáp ứng để trẻ phát triển bình thường và chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ.
Ví dụ trẻ nữ vị thành niên 10 - 12 tuổi nặng trung bình 34kg cần 2.110 kcalo/ ngày.
Như vậy, để đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho trẻ lớn nhanh, cần cho trẻ bú sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Ở tuổi ăn bổ sung, ngoài sữa mẹ nên cho trẻ ăn thêm sữa động vật các loại hoặc các sản phẩm có bổ sung năng lượng, chất đạm, chất béo và đa vi chất để thúc đẩy tăng trưởng và chủ động đề phòng suy dinh dưỡng.
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.