Dù là người phụ nữ lần đầu hay lần thứ hai làm mẹ cũng đều bỡ ngỡ, hồi hộp khi chăm sóc con vì mỗi trẻ sinh ra có những đặc điểm khác nhau. Bài viết dưới đây của BS. Lê Thu Hương sẽ cung cấp cho các mẹ, các bạn cách chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh tốt nhất.
->> Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và những điều nên biết
Chăm sóc mắt
Sau khi ra đời, do bị ép trong sản đạo, do sự kích thích của nước ối mà mắt bé có thể bị sưng đỏ, do vậy khi mới ra đời, các bác sỹ sẽ dùng thuốc nhỏ mắt để xử lý. Sau khi về nhà, mắt bé phải được giữ sạch sẽ, hàng ngày dùng tăm bông hoặc khăn mềm chấm mắt cho bé. Nếu phát hiện thấy kết mạc mắt của bé bị sung huyết, dử mắt nhiều thì phải nhỏ mắt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ánh sáng trong phòng bé không nên quá mạnh, nhất là vào ban đêm. Ban ngày, nếu bé ngủ cũng phải kéo rèm cửa để có lợi cho sự nghỉ ngơi của mắt bé.
Ánh sáng ở hai bên đầu giường phải đều nhau, nếu một bên mạnh hơn, mắt bé sẽ có phản ứng tự bảo vệ, bên mắt đó sẽ nhắm lại. Thời gian đồng tử thu nhỏ lâu có thể làm sụp mí mắt, sự điều tiết giữa hai đồng tử không hài hoà, từ đó ảnh hưởng đến thị lực.
Chăm sóc tai
Đường tai của bé thường khô, không có chất bẩn tiết ra, không cần phải chăm sóc đặc biệt, không cần phải dùng tăm bông để ngoáy tai cho bé. Để phòng ngừa nước sữa hay dịch thể khác chui vào tai bé, khi cho bé ăn tốt nhất phải che tai bé lại, nhất là khi cho bé bú bình. Nếu không làm như vậy, sữa từ miệng bé trào ra rất dễ chui vào tai gây viêm tai giữa.
Khi bé bỗng thấy bứt rứt, khó chịu, khóc nhiều, sốt nóng thì nên kiểm tra hai tai xem bé có bị đau không. Sau khi bé đã ngủ, nếu chạm vào tai mà bé giật mình thức dậy, hoặc là khi cho bé bú, một bên tai bị chèn và bé không chịu ăn thì chứng tỏ tai bé đã bị đau, mẹ cần đưa bé đi khám sớm.
Chăm sóc mũi
Khoang mũi của bé ngắn và nhỏ, đường mũi hẹp, nhiều mạch máu, khả năng thích ứng kém, chỉ hơi bị lạnh thôi là có thể bị ngạt mũi, bé phải thở bằng mồm nên việc bú sữa rất vất vả. Khi bé bị ngạt mũi, phải kịp thời áp dụng các biện pháp sau: nhỏ một chút nước muối sinh lý vào khoang mũi của bé, chờ sau khi gỉ mũi mềm ra, thì lấy tăm bông kích thích vào mũi để bé hắt xì và làm bắn gỉ mũi ra, hoặc dùng tăm bông nhúng nước sạch lau dần khoang mũi của bé cho đến khi sạch hết gỉ. Chú ý động tác phải nhẹ nhàng, không được mạnh tay làm tổn thương đến niêm mạc mũi, làm mũi bé chảy máu. Các trường hợp nặng phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Chăm sóc miệng
Niêm mạc khoang miệng của trẻ sơ sinh rất nhẵn, bé lại chưa có răng nên thức ăn không có chỗ mắc lại, hơn nữa khoang miệng cũng sản xuất ra một số lượng lớn nước bọt nên tính chuyển động lớn tạo nên tác dụng làm sạch khoang miệng, khiến cho các vi khuẩn gây bệnh không dễ gì dừng lại và sinh sôi nảy nở ở đó. Do vậy thông thường không cần phải lau rửa miệng cho bé. Nhưng với các bé nuôi bộ thì phải chú ý, khi cho ăn nhiệt độ sữa không được quá nóng để tránh làm tổn thương niêm mạc khoang miệng của bé. Có những bé ở trên lợi hay ở hàm trên xuất hiện những hạt nhỏ như hạt vừng màu trắng hoặc hơi vàng, gọi là “nanh sữa”, đây không phải là răng thực sự, cũng không phải là bệnh, mà là do các tế bào thượng bì tích tụ lại trong thời kỳ phôi thai tạo thành, sau một thời gian nó tự rụng và không để lại dấu vết, do vậy không phải xử lý gì cả. Một số nơi, vẫn có người “nhể nanh sữa”, tức là dùng kim để nhể và lấy nanh sữa đó ra, cũng có người quấn khăn vào tay chà xát vào nanh sữa để nó rụng ra, điều này rất nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn.
Tư thế ngủ tốt cho bé
Khi bé nằm trên giường, mẹ phải thỉnh thoảng giúp bé thay đổi tư thế, không nên để bé nằm ngửa hoặc nghiêng quá lâu. Do xương sọ của trẻ chưa khép kín hoàn toàn, nằm mãi một tư thế thì xương sọ sẽ bị biến hình. Dù là cho bé nằm ở tư thế nào thì cũng không được quấn bé quá chặt để tránh làm cản trở đến hoạt động tứ chi và vận động ngực của bé. Thông thường sau khi bé ra đời một ngày, nên để cho bé nằm ngiêng, đầu thấp hơn chân một chút để tiện cho việc bé có thể nôn ra được các chất dịch mà bé đã có thể hít phải trong lúc được sinh ra. Ngày thứ hai, có thể đặt cho thân trên của bé cao hơn một chút so với thân dưới, thường không cần dùng gối, nếu có gối chỉ cần gối mỏng 3-4cm. Sau mỗi lần cho bé ăn sữa nên cho bé nằm nghiêng về bên phải để không bị trớ, đồng thời để khi bị trớ, sữa không tràn vào đường hô hấp gây ngạt thở cho bé.
( theo suckhoedoisong)
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.