Tuy vắc xin đã giúp nhiều bệnh nguy hiểm ở trẻ em trở nên hiếm gặp, song nhiều bệnh khác vẫn đang hiện diện hằng ngày. Dưới đây là hơn hai mươi bệnh hay gặp nhất ở trẻ em, nhưng nhất thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị đúng.
RSV
RSVlà tên viết tắt của vi rút hợp bào hô hấp, nguyên nhân hàng đầu gây viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới một tuổi.
Nhiễm trùng bắt đầu bằng những triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt, chảy nước mũi và ho. Có tới 40% số trẻ nhỏ bị nhiễm RSV lần đầu sẽ bị thở khò khè rõ rệt, và tới 2% sẽ cần nhập viện. RSV có xu hướng nhẹ hơn ở trẻ lớn và người lớn.
Nhiễm trùng tai
Trẻ nhỏ dễ bị viêm tai do vòi Eustachian (Ớt-xtat) còn nhỏ. Vòi Ớt-xtat nối tai với họng, và chúng có thể bị tắc khi cảm lạnh gây ra viêm, khiến cho dịch bị ứ lại ở tai giữa, sau màng nhĩ, khiến cho mầm bệnh sinh sôi.
Triệu chứng của nhiễm trùng tai gồm sốt, quấy khóc và trẻ hay kéo tai. Phần lớn các nhiễm trùng tai là do vi rút và sẽ tự khỏi. Tiêm chủng có thể giúp phòng ngừa một số vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tai.
Viêm tai ứ dịch
Tình trạng tích tụ dịch ở tai giữa (có hoặc không kèm theo đau) được gọi là viêm tai giữa ứ dịch. Bệnh thường diễn ra sau viêm tai cấp hoặc viêm đường hô hấp trên cấp.
Dịch thường tự hết trong vòng một hai tuần, tuy nhiên, nếu nó kéo dài hơn hoặc đặc lại giống như keo, nó có thể cản trở sức nghe của trẻ. Bác sĩ thường khuyên đặt ống tai để dẫn lưu dịch.
Croup (Viêm thanh khí phế quản cấp)
Dấu hiệu điển hình của bệnh croup là ho “gằn tiếng” nghe giống như tiếng chó sủa. Nguyên nhân gây ho là do viêm đường hô hấp trên, thường là do vi rút.
Nếu hô hấp bị suy thì có thể cần nằm viện. Tuy nhiên, phần lớn trẻ bệnh sẽ tự thuyên giảm trong khoảng 1 tuần. Bệnh croup hay gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây sốt kèm theo những nốt phỏng nước ở trong miệng, lòng bàn tay, mông và lòng bàn chân. Bệnh thường do vi rút coxsackiev A16. Vi rút này có xu hướng lây lan ở trẻ vào mùa hè và đầu mùa thu. Phần lớn các trường hợp bệnh không nghiêm trọng và kéo dài một tuần đến 10 ngày.
Đau mắt đỏ
Chảy nước mắt, đỏ, ngứa mắt và lông mi dính là những dấu hiệu của viêm kết mạc, thường gọi là đau mắt đỏ. Thường có nguyên nhân là những vi rút như cảm lạnh, đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng ở các trường học và nhà trẻ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa xem trẻ có cần điều trị không. Phần lớn các trường hợp bệnh khỏi sau 4 đến 7 ngày.
Bệnh thứ năm (Hồng ban nhiễm trùng cấp)
Thường gọi là bệnh “má đỏ”, hồng ban nhiễm trùng cấp gây ban đỏ tươi trên mặt trẻ. Ban đỏ cũng có thể xuất hiện ở thân mình, cánh tay hoặc cẳng chân.
Thủ phạm gây bệnh là parvovirus B19 người, vi rút có thể gây các triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ trước khi nhìn thấy ban.
Khi ban đã xuất hiện, trẻ thường không còn gây lây bệnh. Có tới 20% số trẻ bị bệnh trước khi lên 5 tuổi, và tới 60% sẽ bị bệnh trước khi đến tuổi 19. Ban đỏ thường hết trong 7 - 10 ngày.
Rotavirus
Trước khi có vắc xin, rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng chính là nôn và tiêu chảy, có thể khiến trẻ bị mất nước rất nhanh. Hiện có hai vắc xin rotavirus cho trẻ dưới 1 tuổi, và các nghiên cứu cho thấy số ca bệnh mới đã giảm rõ rệt.
Bệnh Kawasaki
Bệnh Kawasaki là một bệnh rất hiếm gặp và bí ẩn xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi.
Triệu chứng bao gồm sốt cao, ban đỏ dạng mảng, sưng và đỏ ở bàn tay và vàn chân, chấm xuất huyết ở mắt, môi đỏ và nứt nẻ.
Nếu không điều trị, bệnh có thể gây tổn thương tim và tử vong. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh Kawasaki.
Thủy đậu
Từng có thời là căn bệnh mà hầu như người nào cũng phải trải qua, hiện nay bệnh thủy đậu đã có vắc xin phòng ngừa. Lý do để tiêm vắc xin không chỉ là giúp trẻ không bị những nốt mụn nước đỏ khó chịu.
Bệnh thủy đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, người lớn và phụ nữ có thai. Trước khi có vắc xin, mỗi năm có 11.000 người Mỹ phải nhập viện vì thủy đậu.
Sởi
Nếu trẻ được tiêm chủng đúng lịch, thì bệnh sởi có lẽ không phải là mối lo. Nhưng đã có nhiều vụ dịch xảy ra ở trẻ không tiêm chủng. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt, chảy nước mũi và ho. Khi những triệu chứng này dịu đi thì toàn cơ thể sẽ nổi ban. Phần lớn trẻ bệnh sẽ cải thiện trong vòng 2 tuần, nhưng một số bị những biến chứng như viêm phổi hoặc những vẫn đề khác.
Quai bị
Quai bị cũng là một bệnh trẻ em rất phổ biến trước khi vắc xin được triển khai. Nhiễm trùng thường không gây triệu chứng, nhưng khi có, thì dấu hiệu cổ điển là sưng các tuyến nước bọt giữa tai và hàm. Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cao, song dịch quai bị vẫn thỉnh thoảng xảy ra.
Rubella
Rubella là một bệnh nhẹ do vi rút thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể gây hại cho thai nhi nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm vi rút.
Triệu chứng là sốt nhẹ và phát ban lan từ mặt đến những nơi còn lại của cơ thể. Vắc xin MMR sẽ bảo vệ chống lại cả ba bệnh sởi, quai bị và rubella.
Ho gà
Bệnh ho gà khiến trẻ ho rất dữ dội, không thở được và có tiếng rít khi hít vào. Bệnh thường nặng nhất ở trẻ dưới 1 tuổi và có thể phải nhập viện.
Kháng sinh không có tác dụng trong điều trị, vì thế vắc xin là rất quan trọng để phòng ngừa. Người lớn cần tiêm nhắc lại 10 năm một lần và phụ nữ có thai cần tiêm nhắc lại mỗi lần mang thai.
Viêm màng não
Viêm màng não là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở mô xung quanh não và tủy sống. Ở trẻ vị thành niên và người lớn, triệu chứng chính là đau đầu, sốt và cứng gáy. Trẻ nhỏ có thể bị những triệu chứng giống cúm hoặc cực kỳ kích động. viêm màng não do vi rút thường nhẹ, nhưng viêm màng não do vi khuẩn thì nặng hơn với những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị nhanh chóng. Hiện đã có vắc xin để phòng ngừa một số vi khuẩn gây viêm màng não.
Viêm họng liên cầu
Phần lớn trẻ em sẽ bị viêm họng vào lúc nào hay lúc khác, thường do vi rút cảm lạnh. Vì thế làm thế nào để biết viêm họng là do liên cầu. Hắt hơi hoặc chảy nước mũi là những dấu hiệu chỉ điểm cảm lạnh.
Các dấu hiệu của liên cầu gồm viêm họng kéo dài trên 1 tuần, đau hoặc khó nuốt, chảy dãi nhiều, phát ban, mủ ở thành sau họng, sốt trên 38 độ C, hoặc có tiếp xúc với người bị viêm họng liên cầu. Viêm họng liên cầu được điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh tinh hồng nhiệt
Đôi khi phát ban đỏ, gồ ghề đi kèm với viêm họng liên cầu. Bệnh được gọi là tinh hồng nhiệt. Ban bắt đầu ở ngực và bụng và lan ra khắp cơ thể, kèm theo lưỡi đỏ như quả dâu tây và sốt cao.
Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến thấp khớp và tổn thương tim. Đó là lý do tại sao tình hồng nhiệt từng là bệnh trẻ em nguy hiểm nhất. Hiện nay, bệnh được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.
Hội chứng Reye
Có lẽ bạn đã từng nghe nói rằng không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ em. Hội chứng Reye chính là lý do. Căn bệnh nguy hiểm tính mạng này có thể xảy ra ở những trẻ sử dụng aspirin khi bị bệnh do vi rút.
Các tiệu chứng gồm thay đổi hành vi rõ rệt, co giật và hôn mê. Hội chứng Reye đã trở nên rất hiếm gặp sau khi có những cảnh báo về việc sử dụng aspirin cho trẻ em.
Nhiễm tụ cầu/MRSA
MRSA (viết tắt của tụ cầu kháng methicilin) là loại tụ cầu không đáp ứng với một số kháng sinh. Các bác sĩ cho biết MRSA hiện là nguyên nhân đầu bảng của nhiễm trùng da.
Loại nhiễm trùng này thường biểu hiện ở dạng các nốt loét hoặc mụn thoạt trông giống như vết cắn của côn trùng. Nhiễm MRSA ở tai, mũi và họng cũng đang gia tăng ở trẻ độ tuổi tiểu học.
Chốc lở
Chốc lở cũng là một nhiễm khuẩn ở da. Bệnh thường gây ra những đám mụn nhỏ rỉ nước trên da và tạo thành vảy màu vàng. Dịch chảy ra có thể làm nhiễm trùng lan sang các vùng khác của cơ thể hoặc lây sang người khác. Bệnh thường do tụ cầu những cũng có thể do liên cầu. Loại chốc lở này hay gặp nhất ở trẻ từ 2 - 6 tuổi. Nếu được điều trị bằng kháng sinh, vết loét thường liền mà không để lại sẹo.
Hắc lào
Hắc lào là một bệnh nhiễm trùng ở da do nấm. Bệnh gây ra những vòng tròn đỏ, bong vảy trên da hoặc những mảng rụng tóc hình tròn trên da đầu. Nấm dễ dàng lây từ trẻ này sang trẻ khác, vì thế cần tránh dùng chung lược, bàn chải, khăn và quần áo. Hắc lào được điều trị bằng thuốc chống nấm.
Bệnh Lyme
Đặc trưng của bệnh Lyme là ban đỏ hình bia xuất hiện 1 - 2 tuần sau khi bị ve đốt, mặc dù không phải ai cũng sẽ xuất hiện ban đỏ đặc biệt này. Ban đỏ có thể đi kèm với sốt, rét run và đau nhức cơ thể. Thủ phạm là một loại vi khuẩn trú ở loài ve nhỏ ký sinh trên hươu nao. Nếu không được điều trị, bệnh Lyme có thể ảnh hưởng đến khớp, hệ thần kinh và tim.
Cúm
Cảm lạnh hay là cúm? Hai bệnh này đều có những triệu chứng giống nhau. Cúm hay gây sốt cao, rét run, đau nhức người, cực kỳ mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn. Trong khi phần lớn trẻ bệnh sẽ tự thuyên giảm, song cúm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, nhất là ở trẻ nhỏ. Việc tiêm phòng cúm hàng năm được khuyến nghị cho từ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết không phải là bệnh nhiễm trùng mà là phản ứng của cơ thể với những tiểu phân rất nhỏ trong không khí, như phấn hoa. Triệu chứng có thể gồm hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, có thể chỉ diễn ra vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trẻ có thể thường lấy tay quệt mũi. Hiện chưa có cách chữa khỏi dị ứng thời tiết, nhưng có nhiều biện pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.