Hà Nội chấn chỉnh nạn "chặt chém" lừa đảo du khách
Những ngày qua, địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ "chặt chém," lừa đảo khách du lịch nước ngoài khi tới tham quan Thủ đô ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch Hà Nội, gây bức xúc trong dư luận.
Khách du lịch nước ngoài thăm phố cổ Hà Nội ngày mùng 3 Tết năm nay. (Ảnh: Bích Ngọc/TTXVN) |
Những ngày qua, địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ "chặt chém," lừa đảo khách du lịch nước ngoài khi tới tham quan Thủ đô ảnh hưởng tới hình ảnh du lịch Hà Nội, gây bức xúc trong dư luận.
Thực tế vấn đề này không mới bởi tình trạng đeo bám, chặt chém, lừa đảo, trộm cắp, cướp giật đã xảy ra từ lâu thậm chí là thường xuyên nhưng việc thông tin tới cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông chưa nhiều. Tuy vậy, trước tình hình tệ nạn này đang “nóng” trong dư luận, người dân đang mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng này.
Một nhân viên lễ tân khách sạn trong phố cổ Hà Nội (xin được giấu tên) nói: “12 năm làm việc trong phố cổ, tôi rất bức xúc về tệ nạn này nhưng không biết nói với ai và nhiều điều cũng không thể nói ra. Tôi chỉ muốn ngành du lịch Hà Nội phát triển, khách du lịch đến Hà Nội không có ấn tượng xấu. Nhưng thực tế ý thức của người dân chưa được tốt, còn mang lại cho khách nhiều điều chưa hài lòng, các cơ quan chức năng sở tại chưa vào cuộc quyết liệt..."
Anh này kể rằng, chuyện khách tham quan phố cổ bị mất camera, máy ảnh, túi xách... thường xuyên xảy ra và anh chứng kiến rất nhiều vụ. Bản thân anh thường xuyên nhắc nhở khách ra ngoài phải cẩn thận với tài sản, để túi đồ ở đằng trước, cảnh giác với những người bán bản đồ, bưu ảnh. Thậm chí, thấy khách của khách sạn mình bị các đối tượng chuẩn bị trộm đồ trước cửa, anh nhắc nhở khách, khi quay vào liền bị những người kia đe dọa. Hay, thấy khách mua một túi dứa bị bắt trả 500.000 đồng, anh đòi lại hộ khách liền bị người bán dứa chửi bới...
Nhân viên lễ tân giấu tên kể vanh vách những tụ điểm các đối tượng trộm cắp thường hoạt động như Ngã năm Hàng Đào-Hàng Gai-Cầu Gỗ-Đinh Tiên Hoàng-Lê Thái Tổ; ngã tư Cầu Gỗ-Hàng Thùng-Hàng Dầu... Còn ngay cả khi khách đến trình báo cơ quan liên quan, việc giải quyết rất chậm trễ, đầy tắc trách; có vụ việc người bị hại và người hại đã cùng xác nhận nhưng khi lấy lại tài sản phải ký tới hàng chục văn bản, giấy tờ và phải mất tới hơn 5 giờ đồng hồ. Trong khi thời gian du lịch tại Hà Nội lại rất ngắn và vô cùng quý đối với du khách.
Là lãnh đạo một công ty du lịch đón nhiều khách quốc tế vào Hà Nội, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist thừa nhận rằng mọi vấn để ảnh hưởng tới tâm lý du khách là ảnh hưởng tiêu cực. Hiện tượng này xảy ra nhiều năm nhưng công tác chấn chỉnh chưa quyết liệt, chưa triệt để bởi nó liên quan tới nhiều ngành, không riêng gì ngành du lịch. Các doanh nghiệp khác cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng này cần cái “bắt tay” của nhiều ngành và cần làm ngay.
Các hành vi nhẹ là đeo bám, chèo kéo khách mua bưu ảnh, đánh giày; nặng là "chặt chém," lừa đảo, trộm cắp có thể xảy ra ở bất cứ điểm du lịch nào tại Hà Nội nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực Hoàn Kiếm. Đa phần các đối tượng xấu đều là dân nơi khác dạt về Hà Nội hành nghề, tạo môi trường du lịch xấu, đánh mất thiện cảm của du khách đối với điểm đến và hình ảnh cả quốc gia nói chung.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã có nhiều chương trình xử lý các hiện tượng này, từ sự gây cản trở giao thông của xích lô, hàng rong, đeo bám khách du lịch... nhưng việc giải quyết chưa triệt để. Sở dĩ, việc triển khai khó khăn do tất cả các đối tượng gây ra đều có động cơ trục lợi vì vậy giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có sự đồng bộ của các cấp ngành thành phố, từ ngành du lịch đến giao thông, công an, chính quyền quận, phường sở tại và cả cộng đồng.
Ngay cả việc xử lý các đối tượng vi phạm cũng thiếu cơ chế, chưa thích ứng với thực tiễn do mức xử phạt còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Hơn nữa, thời gian hoạt động của các đối tượng thường vào giờ nghỉ, ngày nghỉ; là lúc vắng bóng lực lượng chức năng.
Trước vấn đề này, ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết Sở đã có nhiều công văn, chương trình làm việc với Công an thành phố, có những phương án tham mưu với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội để ra quyết định tạo lập môi trường du lịch tốt.
“Sắp tới, chúng tôi có chương trình cụ thể để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cơ sở kinh doanh du lịch ở phố cổ, hoạt động của xích lô du lịch ở phố cổ, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hoạt động taxi, phối hợp với lực lượng công an kiểm tra hoạt động gây bất lợi cho khách du lịch; phối hợp với quận Hoàn Kiếm tạo môi trường du lịch lành mạnh,” ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh./.
Thực tế vấn đề này không mới bởi tình trạng đeo bám, chặt chém, lừa đảo, trộm cắp, cướp giật đã xảy ra từ lâu thậm chí là thường xuyên nhưng việc thông tin tới cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông chưa nhiều. Tuy vậy, trước tình hình tệ nạn này đang “nóng” trong dư luận, người dân đang mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng này.
Một nhân viên lễ tân khách sạn trong phố cổ Hà Nội (xin được giấu tên) nói: “12 năm làm việc trong phố cổ, tôi rất bức xúc về tệ nạn này nhưng không biết nói với ai và nhiều điều cũng không thể nói ra. Tôi chỉ muốn ngành du lịch Hà Nội phát triển, khách du lịch đến Hà Nội không có ấn tượng xấu. Nhưng thực tế ý thức của người dân chưa được tốt, còn mang lại cho khách nhiều điều chưa hài lòng, các cơ quan chức năng sở tại chưa vào cuộc quyết liệt..."
Anh này kể rằng, chuyện khách tham quan phố cổ bị mất camera, máy ảnh, túi xách... thường xuyên xảy ra và anh chứng kiến rất nhiều vụ. Bản thân anh thường xuyên nhắc nhở khách ra ngoài phải cẩn thận với tài sản, để túi đồ ở đằng trước, cảnh giác với những người bán bản đồ, bưu ảnh. Thậm chí, thấy khách của khách sạn mình bị các đối tượng chuẩn bị trộm đồ trước cửa, anh nhắc nhở khách, khi quay vào liền bị những người kia đe dọa. Hay, thấy khách mua một túi dứa bị bắt trả 500.000 đồng, anh đòi lại hộ khách liền bị người bán dứa chửi bới...
Nhân viên lễ tân giấu tên kể vanh vách những tụ điểm các đối tượng trộm cắp thường hoạt động như Ngã năm Hàng Đào-Hàng Gai-Cầu Gỗ-Đinh Tiên Hoàng-Lê Thái Tổ; ngã tư Cầu Gỗ-Hàng Thùng-Hàng Dầu... Còn ngay cả khi khách đến trình báo cơ quan liên quan, việc giải quyết rất chậm trễ, đầy tắc trách; có vụ việc người bị hại và người hại đã cùng xác nhận nhưng khi lấy lại tài sản phải ký tới hàng chục văn bản, giấy tờ và phải mất tới hơn 5 giờ đồng hồ. Trong khi thời gian du lịch tại Hà Nội lại rất ngắn và vô cùng quý đối với du khách.
Là lãnh đạo một công ty du lịch đón nhiều khách quốc tế vào Hà Nội, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty lữ hành Hanoitourist thừa nhận rằng mọi vấn để ảnh hưởng tới tâm lý du khách là ảnh hưởng tiêu cực. Hiện tượng này xảy ra nhiều năm nhưng công tác chấn chỉnh chưa quyết liệt, chưa triệt để bởi nó liên quan tới nhiều ngành, không riêng gì ngành du lịch. Các doanh nghiệp khác cũng cho rằng, để giải quyết tình trạng này cần cái “bắt tay” của nhiều ngành và cần làm ngay.
Các hành vi nhẹ là đeo bám, chèo kéo khách mua bưu ảnh, đánh giày; nặng là "chặt chém," lừa đảo, trộm cắp có thể xảy ra ở bất cứ điểm du lịch nào tại Hà Nội nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực Hoàn Kiếm. Đa phần các đối tượng xấu đều là dân nơi khác dạt về Hà Nội hành nghề, tạo môi trường du lịch xấu, đánh mất thiện cảm của du khách đối với điểm đến và hình ảnh cả quốc gia nói chung.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội đã có nhiều chương trình xử lý các hiện tượng này, từ sự gây cản trở giao thông của xích lô, hàng rong, đeo bám khách du lịch... nhưng việc giải quyết chưa triệt để. Sở dĩ, việc triển khai khó khăn do tất cả các đối tượng gây ra đều có động cơ trục lợi vì vậy giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có sự đồng bộ của các cấp ngành thành phố, từ ngành du lịch đến giao thông, công an, chính quyền quận, phường sở tại và cả cộng đồng.
Ngay cả việc xử lý các đối tượng vi phạm cũng thiếu cơ chế, chưa thích ứng với thực tiễn do mức xử phạt còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Hơn nữa, thời gian hoạt động của các đối tượng thường vào giờ nghỉ, ngày nghỉ; là lúc vắng bóng lực lượng chức năng.
Trước vấn đề này, ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết Sở đã có nhiều công văn, chương trình làm việc với Công an thành phố, có những phương án tham mưu với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội để ra quyết định tạo lập môi trường du lịch tốt.
“Sắp tới, chúng tôi có chương trình cụ thể để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cơ sở kinh doanh du lịch ở phố cổ, hoạt động của xích lô du lịch ở phố cổ, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra hoạt động taxi, phối hợp với lực lượng công an kiểm tra hoạt động gây bất lợi cho khách du lịch; phối hợp với quận Hoàn Kiếm tạo môi trường du lịch lành mạnh,” ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)