• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Bài thuốc chữa bệnh gút

    Bệnh gút, y học cổ truyền còn gọi là chứng thống phong. Theo lương y Phạm Như Tá, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp, gây ra đau và cử động các khớp khó khăn.

    Bệnh gút, y học cổ truyền còn gọi là chứng thống phong. Theo lương y Phạm Như Tá, thống phong là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại các khớp, gây ra đau và cử động các khớp khó khăn.

    ->> Chuyên đề: Bệnh gout và những điều cần biết

    Những biểu hiện

    Gút là căn bệnh thường gặp, với biểu hiện đau các khớp. Thường có 2 thể cấp và mãn tính. Với trường hợp cấp tính - đau dữ dội kèm sưng tấy đột ngột ở khớp bàn chân, ngón chân cái. Thường đau nhiều vào ban đêm. Cũng có thể bị ở các vị trí khác như, ngón chân, cổ chân, đầu gối... Các khớp thường có màu đỏ sẫm, ấn vào đau nhiều hơn; khớp hoạt động hạn chế. Cơn đau cấp tính có thể kéo dài 2-3 ngày (hoặc 5-6 ngày) rồi bệnh khỏi, không để lại di chứng, nhưng sau đó thường tái phát.

    Trường hợp đau mãn tính - thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện bệnh là viêm ở nhiều khớp, tái phát nhiều lần. Các khớp bị bệnh đau nhiều, kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ đau, khớp bị dị dạng, co duỗi khó khăn, và xuất hiện các nốt u cục nổi lên xung quanh khớp, dưới da, ở vành tai (chuyên môn gọi hạt là tôphi) - những cục u này mềm, không đau, bên trong chứa một chất trắng như phấn. Bệnh tiến triển lâu ngày có thể gây tổn thương thận như viêm thận, sạn tiết niệu, tiểu máu, suy thận cấp và mãn tính. 


    Tỳ giải

     
    Tri mẫu 

      Thạch cao


    Mộc thông - Ảnh: H.Mai

    Bài thuốc

    Theo lương y Phạm Như Tá, khi áp dụng phép trị, cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh. Chẳng hạn với thể cấp tính chủ yếu dùng phép “thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp”. Đối với thể mãn tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy chứng mà dùng các phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn. Đồng thời chú ý đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ thích hợp.

    Nếu là thể cấp tính thì dùng bài thuốc gồm các vị: thạch cao 40-60g (nấu trước), quế chi 4-6g, bạch thược, xích thược, tri mẫu (mỗi loại 12g), dây kim ngân 20-30g, phòng kỷ, mộc thông, hải đồng bì (mỗi loại 10g), cam thảo 5-10g. Đem sắc uống ngày 1 thang, dùng trong thời gian bệnh biểu hiện sưng nóng đỏ đau.

    Với trường hợp đau mãn tính, nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi khó..., thì dùng bài thuốc gồm các vị: chế ô đầu, tế tân (mỗi loại 4-5g), tỳ giải, xích thược, toàn đương quy (mỗi loại 12g), mộc thông, uy linh tiên (mỗi loại 10g), thổ phục linh 16g, ý dĩ nhân 20g, quế chi 4-6g. Đem sắc ngày dùng một thang. Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: Nước đầu cho các vị thuốc vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn lại 1 chén, chiết nước ra. Nước thứ hai cho tiếp 2 chén nước vào nồi thuốc, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. 

    (Theo Hạ Mai // Thanhnien Online)