Thuốc nào gây hại cho xương?
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh thì thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Một số thuốc có tác dụng phụ gây tổn hại xương. Vậy những thuốc nào gây tổn hại xương và chúng gây hại đến xương như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh thì thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Một số thuốc có tác dụng phụ gây tổn hại xương. Vậy những thuốc nào gây tổn hại xương và chúng gây hại đến xương như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh?
Hình minh họa |
Các corticoid
Corticoid đối kháng với vitamin D, ức chế ruột hấp thu canxi, giảm tái hấp thu canxi phospho ở ống thận làm hạ canxi huyết. Khi canxi huyết hạ thì theo phản xạ tự nhiên, tuyến cận giáp tiết ra hormon parathyroid biến canxi dạng không tan trong xương thành dạng tan phóng thích vào máu (sẽ làm tăng quá trình hủy xương). Mặt khác, corticoid ức chế tạo thành phức protein-collagen làm trở ngại cho việc lắng đọng canxi vào khung xương làm giảm quá trình tạo xương.
Cách phòng chống: Không dùng corticoid uống hay tiêm lâu dài để chữa hen, chữa viêm mũi mạn tính hay dùng corticoitd hít để kiểm soát các bệnh này. Nếu có bệnh tự miễn, cần dùng corticoid uống hay tiêm trong thời gian dài thì phải chủ động bổ sung trước canxi và vitamin D dạng hoạt tính (25-hyroxyviotamin D).
Các thuốc chống động kinh
Các thuốc chống động kinh làm tăng enzym hydroxylase, oxylase ở gan, khiến cho vitamin D không chuyển thành dạng hoạt tính để thực hiện chức năng hấp thu chuyển hóa canxi, gây hạ canxi huyết. Khi canxi huyết hạ thì sẽ xảy ra quá trình tiêu hủy xương (như nói trên). Riêng phenobarbital còn ức chế quá trình lắng đọng canxi vào khung xương gây trở ngại việc tạo xương.
Cách phòng chống: Người bệnh không thể không dùng thuốc chống động kinh (vì không dùng, bệnh sẽ tiến triển sang nặng, gây tổn thương não nhiều) do đó cũng phải chủ động bổ sung canxi và vitamin D dạng hoạt tính, đồng thời định kỳ kiểm tra mức canxi phospho, enzym phophatase kiềm trong máu khi dùng thuốc.
Các thuốc chống trầm cảm
Cơ chế gây tổn hại xương của nhóm thuốc chống trầm cảm ức chế thu hồi chọn lọc serotonin (SSRI) chưa rõ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã xác nhận điều này. Theo đó, theo dõi mức giảm mật độ xương thấy ở nhóm dùng SSRI giảm cao (0,82%) gấp đôi mức giảm của nhóm dùng thuốc trầm cảm 3 vòng (chỉ có 0,47%).
Cách phòng chống: Nếu cần phải dùng thuốc chống trầm cảm thì chọn nhóm có tác dụng tương đương mà chưa chọn ngay nhóm SSRI. Khi thực sự cần phải dùng đến nhóm SSRI (trường hợp trầm cảm ám ảnh bức bách) thì cần theo dõi cẩn thận, lúc bệnh ổn định có thể tạm ngừng thuốc (do thầy thuốc đánh giá, chỉ định).
Một số thuốc chống đông máu
Heparin ức chế enzym, giảm sự hợp thành collagen - xương; giảm lượng vitamin D trong máu gây trở ngại cho việc hấp thu canxi dẫn tới hạ canxi huyết (tăng quá trình hủy xương); đồng thời cạnh tranh với chất nền xương phosphat, kết hợp với canxi thành phức hợp canxi-heparin gây trở ngại cho việc lắng đọng canxi vào khung xương (suy giảm sự tạo xương).
Hình ảnh xương bình thường và xương bị phì đại. |
Các thuốc chống đông nhóm coumarin (đặc biệt warfarin) đi qua hàng rào nhau thai gây loạn dưỡng sụn xương, hại cho sự phát triển xương của thai. Các nghiên cứu cũng cho thấy, người dùng heparin liều mỗi ngày 15.000IU trong 6 tháng có tỷ lệ gãy xương cao (6/10); Người có thai dùng heparin dự phòng huyết khối sau 15 tuần bị giảm chất vỏ xương ở ngón chân, ngón tay; người cho con bú dùng heparin thì có thể bị loãng xương chỉ sau 2-4 tuần dùng thuốc (Griffth -1995)
Cách phòng chống: Khi có thể được thì thay heparin bằng thuốc khác. Chẳng hạn, nếu cần ngừa huyết khối sau tai biến mạch máu não do xơ vữa mạch có thể dùng aspirin. Khi có thai, nếu cần dùng thuốc ngừa huyết khối cũng có thể dùng thuốc chống đông máu khác (tác dụng tương đương mà không gây hại thai). Nếu bắt buộc phải dùng heparin, warfarin cần theo dõi cẩn thận, nếu thấy có bất lợi về xương thì ngừng dùng các thuốc này.
Các kháng sinh
Tetracyclin gây ảnh hưởng xấu tới việc hình thành mầm răng, men răng; gây dị tật xương ngón chân, ngón tay. Người 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ em dưới 5 tuổi (tốt hơn dưới 14 tuổi) không nên dùng tetracyclin.
Các fluoroquinolon gây thoái hóa sụn khớp ở khớp chịu lực trên súc vật còn non. Điều này chưa được chứng thực ở người nhưng các tài liệu đều khuyến cáo không dùng fluoroquinolon cho người dưới 18 tuổi, người có thai, cho con bú. Các tài liệu hướng dẫn chuyên môn hiện nay của WHO vẫn cho phép dùng fluoquinolon cho trẻ em như dùng cyprofloxacin dùng trong tiêu chảy do lỵ Shigella. Dùng theo phác đồ với liều thấp nhất có hiệu lực trong thời gian ngắn sẽ không thấy tác hại về xương.
Các dạng vitamin A (retinol, isotretionin)
Acid retinoic (chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin A) kích thích sự hoạt động của các tế bào hủy xương, tăng sự tiêu xương và hình thành xương màng. Tăng hủy xương dẫn đến giảm mật độ xương, làm cho xương thiếu độ chắc, kém dẻo dai, sức chịu lực kém, giòn, dễ gãy. Sự hình thành xương màng gây phì đại xương thường xảy ra ở xương đốt bàn tay, đốt bàn chân, các xương ống khác như xương trụ, xương chày, xương mác. Cần tránh dùng quá liều và kéo dài các thuốc có hàm lượng cao vitamin A (hydrosol polivitamin, kidipharmaton) cho trẻ. Trong điều trị mụn, dùng isotretionin uống trong thời gian ngắn chỉ sau khi dùng các thuốc dạng bôi không có kết quả.
Thuốc lợi tiểu furosemid
( theo suckhoedoisong)