• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh

    Thuốc kháng sinh được ví là "của để dành", con dao 2 lưỡi. Tuy nhiên nhiều người bệnh ngay cả bác sĩ cũng đang lạm dụng nó, bệnh gì cũng dùng kháng sinh, mà không lường trước hết được hậu quả khôn lường.

    Thuốc kháng sinh được ví là "của để dành", con dao 2 lưỡi. Tuy nhiên nhiều người bệnh ngay cả bác sĩ cũng đang lạm dụng nó, bệnh gì cũng dùng kháng sinh, mà không lường trước hết được hậu quả khôn lường.

    ->> Đừng dễ dãi khi dùng kháng sinh cho trẻ
    ->> Thuốc kháng sinh trị ung thư

    Việc sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

    Theo một khảo sát mới đây của Bệnh viện Bạch Mai, đối với trẻ dưới 3 tuổi, có tới 90% nhiễm trùng hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm họng, viêm tai) là do virus và không cần điều trị bằng kháng sinh. Nhưng thực tế đa số các em nhỏ vẫn đang phải dùng rất thường xuyên loại thuốc này.

    Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, không chỉ người dùng mà ngay cả bác sĩ nhiều khi cũng kê đơn sai, lạm dụng kháng sinh. Trong khi, kháng sinh là con dao 2 lưỡi, nếu dùng đúng thì có tác dụng tốt. Còn ngược lại, người bệnh có thể gánh những hậu quả khôn lường.

    Theo phó giáo sư, một số sai lầm thường gặp khi dùng kháng sinh là:

    1. Tự ý dùng thuốc kháng sinh

    Bản chất con người không cần thuốc hằng ngày, chỉ cần khi có bệnh. Vì thế, trước hết phải xem bệnh nặng hay nhẹ, có cần thiết phải dùng kháng sinh hay không. Hơn nữa, nếu là bệnh do virus thì có uống bao nhiêu thuốc khác sinh cũng không có tác dụng. Bệnh không khỏi, người lại mệt mỏi hơn.

    Khi không cần mà uống vào thì cơ thể mất công thải ra (ở đây là gan, thận). Nhưng trong một số trường hợp có thể gây hại, chất không cần thiết lại vào cho vào, đôi khi ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Không những thế, kháng sinh đưa vào người là để diệt vi khuẩn gây bệnh, nhưng nếu không có nó diệt cả vi khuẩn không gây bệnh, vi khẩn có lợi, gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Viêm ruột do kháng sinh có trường hợp chảy máu, thậm chí tử vong.

    2. Dùng kháng sinh liều cao, nhiều loại cho nhanh khỏi

    Đúng là bệnh sẽ khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên, cần phải biết khi phối hợp với nhau. liều cao thì cũng sẽ tỷ lệ thuận với nguy cơ gặp tác dụng phụ. Kháng sinh lại là con dao 2 lưỡi, nó có tác dụng phụ như: dị ứng, nhẹ thì ngứa ngáy khó chịu, nổi ban, nặng có thể dẫn đến tử vong, sốc phản vệ. Phản ứng phụ gây dị ứng thì ai cũng có thể thấy nhưng điều không phải ai cũng thấy đó là tiêu chảy và tình trạng kháng thuốc.

    Trong đó có lẽ đáng sợ nhất là tình trạng kháng thuốc. Gần đây, nhiều chuyên gia còn lo ngại vi khuẩn kháng thuốc này có thể lây sang cho người khác. Kháng sinh được ví như "của để dành", dùng khi bệnh nặng, nếu cứ lạm dụng nó thì sẽ đến lúc ngay cả vũ khí cuối cùng này cũng không thể cứu được.

    Điều quan trọng nữa là loại thuốc dùng kèm có ảnh hưởng gì không. Thuốc cùng dùng có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng của nhau vì thế có khi đơn ít thuốc lại nhanh khỏi.

    3. Thấy đỡ bệnh là thôi không dùng

    Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng người bệnh đã cảm thấy khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn. Nghĩ đã khỏi nhiều người liền bỏ thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần, bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.

    Một nguyên tắc quan trọng khi sử dụng kháng sinh là phải đúng liều, cao hoặc thấp quá đều không được. Có loại chỉ dùng một liều duy nhất, có loại uống 3 ngày, 5 ngày, 10 ngày, một tháng mới được gọi là đủ liều. Chính vì thế việc uống kháng sinh bao nhiêu ngày mới đủ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

    Bên cạnh đó, liều uống giờ đây cũng thay đổi, không cổ điển như trước nên nếu bác sĩ không cập nhật kiến thức thì có thể dẫn đến dùng sai liều.

    4. Đã dùng kháng sinh thì phải dùng loại xịn

    Dùng kháng sinh thế hệ mới, hiệu quả điều trị bệnh thường mạnh hơn, nhanh hơn vì chúng nhạy cảm với nhiều loại vi khuẩn hơn kháng sinh cũ. Tuy nhiên, nó được xem là thứ vũ khí cuối cùng cho người bệnh trong rất nhiều tình huống nguy cấp.

    Vì thế, người bệnh không nên lãng phí để tránh hậu quả đáng tiếc. Có không ít trường hợp, bác sỹ đành bó tay nhìn bệnh nhân qua đời vì tất cả các loại kháng sinh mới nhất, mạnh nhất, đắt nhất đều đã bị vô hiệu hóa.

    5. Không đỡ thì đổi thuốc

    Kháng sinh cũng giống như nhiều loại thuốc cần có thời gian nhất định để phát huy tác dụng, chứ không thể vừa uống, bệnh đã khỏi. Nhiều cha mẹ cho con uống thuốc chưa hết liều nhưng thấy con không có dấu hiệu thuyên giảm thì yêu cầu bác sĩ đổi thuốc ngay. Điều này là không nên, tránh gây nhờn thuốc.

    Nếu thuốc không có tác dụng thì cần xem xét đến các khía cạnh như: đã tuân thủ đúng liều chưa, việc chẩn đoán, kê đơn đã đúng bệnh chưa, khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể...

    (Theo Nam Phương // VnExpress)