• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn cương dương?

    RLCD là một bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn điều trị có kết quả phải tìm được chính xác nguyên nhân chủ yếu gây nên. Không thể có một phương thức nào điều trị được tất cả các loại RLCD.

    Tuổi tác: các nhà nghiên cứu đều đồng ý quan điểm rằng RLCD có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau ở nam giới. Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc RLCD sẽ càng cao hơn đối với nam giới càng lớn tuổi. Tuổi tác càng cao sẽ càng làm cho lượng nội tiết tố nam testosterone bị suy giảm, dẫn đến tình trạng RLCD.

    Bệnh lý: nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học trên toàn thế giới đã chỉ ra những mối liên quan của các bệnh lý khác nhau có thể ảnh hưởng gây ra rối loạn cương dương. Đó là các bệnh lý về tim mạch như xơ vữa thành mạch, đái tháo đường, suy thận mạn và một số bệnh khác như suy gan, xơ cứng nhiều phủ tạng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Alzheimer…

    Nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn cương dương?
     

    Phẫu thuật và chấn thương: RLCD là biến chứng thông thường của chấn thương, xạ trị và phẫu thuật vùng chậu. Các phẫu thuật cắt toàn phần tuyết tiền liệt hay phẫu thuật vùng tiểu khung - niệu đạo, cắt đốt nội soi bàng quang - tuyến tiền liệt, chấn thương vùng chậu, niệu đạo và các phẫu thuật tạo hình những vùng này đều có nguy cơ gây RLCD.

    Hóa chất sử dụng: thói quen nghiện rượu và thuốc lá là nguyên nhân gây RLCD vì các chất độc trong thuốc lá có thể gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Ngoài ra, việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây RLCD như sử dụng dài ngày chất estrogen để điều trị ung thư tuyến tiền liệt, một số thuốc trực tiếp điều trị các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa…

    Tuy nhiên, những yếu tố trên thường là những nguyên nhân gây ra tình trạng RLCD ở người lớn tuổi hơn là ở những người trẻ tuổi. Qua nghiên cứu đã thấy rằng, phần lớn nguyên nhân khiến nam giới trẻ tuổi phải đối mặt với chứng RLCD bắt nguồn từ những yếu tố khác như:

    Tâm lý: căng thẳng kéo dài; ở những nam giới trẻ tuổi, những lo lắng về công việc, tình cảm… cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, từ đó gây ra những áp lực ảnh hưởng không tốt đến hệ thống thần kinh gây ảnh hưởng đến vấn đề cương cứng.

    Thói quen sinh hoạt không tốt: đây là nguyên nhân chung dẫn tới RLCD ở cả người trẻ tuổi và lớn tuổi. Việc sử dụng nhiều bia, rượu, thuốc lá, hay các chất kích thích… đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung cũng như khả năng tình dục nói riêng. Những chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá… khiến cho việc điều chỉnh hoạt động tuần hoàn của máu bị ảnh hưởng, lượng máu di chuyển xuống dương vật bị giảm gây ảnh hưởng đến quá trình cương cứng. Ngoài ra, việc sử dụng các chất này thường xuyên còn khiến cho ham muốn tình dục suy giảm, gây rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới (RLCD, liệt dương, xuất tinh sớm, không đạt được cực khoái khi quan hệ), teo tinh hoàn.

    Ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh không lành mạnh: khi tiếp cận hình ảnh khiêu dâm, nam giới sẽ có một cảm giác mới lạ và bị kích thích. Nếu xem quá nhiều những hình ảnh đó, cảm giác và cảm xúc của nam giới sẽ bị ảnh hưởng và hậu quả là họ khó có thể đạt được trạng thái cương cứng nếu không có những sự kích thích “mạnh mẽ” trước mắt.

    Làm thế nào để biết bị RLCD?

    Việc chẩn đoán RLCD cần được tiến hành một cách đầy đủ và nghiêm túc. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân. Thầy thuốc cần hỏi bệnh và khám một cách tỉ mỉ theo quy trình đã định sẵn. Người bệnh phải thành thật trình bày bệnh trạng của mình một cách thoải mái. Tốt nhất nên có mặt cả hai vợ chồng. Việc chẩn đoán phần lớn dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân và đa phần thông tin bác sĩ thu được là thông qua thông tin mà người bệnh cung cấp. Chính vì thế bệnh nhân cần cởi mở, không nên giấu giếm tình trạng bệnh để các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra được hướng điều trị tốt nhất. Ngoài ra, việc khai thác các tiền sử mắc bệnh cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc chẩn đoán tìm nguyên nhân của bệnh.

    Theo SKDS