Táo bón ở trẻ em
cho tôi hỏi: con trai tôi 5 tuôi nặng 16kg cao 102cm, cháu ăn kém và rất biếng ăn cơm vói thức ăn, cháu rât táo bón 4 dến 7 ngày mới đi một lần, mổi lần đi ngoài cháu rất sợ . các bác cho tôi biết chế độ dinh dưỡng cho cháu và cách chữa cho cháu tôt nhât bây giơ va chua o đâu . cảm ơn cac bác
cho tôi hỏi: con trai tôi 5 tuôi nặng 16kg cao 102cm, cháu ăn kém và rất biếng ăn cơm vói thức ăn, cháu rât táo bón 4 dến 7 ngày mới đi một lần, mổi lần đi ngoài cháu rất sợ . các bác cho tôi biết chế độ dinh dưỡng cho cháu và cách chữa cho cháu tôt nhât bây giơ va chua o đâu . cảm ơn cac bác (nguyen ngoc hình)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Táo bón ở trẻ em là một triệu chứng khá phổ biến trong số những rối loạn tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng, tuy hiện nay chưa có số liệu dịch tễ về tần suất táo bón mạn tính trên dân số trẻ em. Ðể định ngfhĩa "táo bón" không chỉ đơn thuần dựa vào số lần đi tiêu trong tuần (dưới 3 lần/tuần) mà còn phải xem xét tính chất của phân (khô, cứng) và những triệu chứng chủ quan của trẻ khi đại tiện (khó đi tiêu, phải rặn nhiều, đau vùng hậu môn.).
Táo bón được xem là mạn tính khi kéo dài trên ba tháng. Nhiều trường hợp táo bón mạn tính ở trẻ em không tìm thấy những nguyên nhân thực thể ở đại-trực tràng, mà thường là do rối loạn vận động ở ruột và hậu môn-trực tràng; và từ lâu người ta đã biết những nguyên nhân tâm lý cũng có thể dẫn đến táo bón. Những tổn thương thực thể ở đường ruột hoặc bệnh toàn thân gây táo bón chỉ chiếm không quá 10% các trường hợp táo bón mạn tính.
Táo bón nếu không điều trị tốt có thể gây biến chứng phức tạp: dãn đại tràng, sa trực tràng, sa tử cung (dạ con), trĩ... Ở trẻ em, táo bón kéo dài gây chán ăn, chậm lên cân, thậm chí gây tình trạng đau bụng kéo dài hoặc nôn trớ.
Nếu trẻ thỉnh thoảng mới khó đi ngoài và tự khỏi trong vài ngày thì đó là táo bón cơ năng. Còn nếu trẻ có triệu chứng táo kéo dài 3 tháng trở lên, mỗi lần đi ngoài trẻ rất đau đớn thì đó là dấu hiệu của táo bón bệnh lý, cần phải được điều trị.
Đại tiện (hay đi ngoài) là một phản xạ bình thường của đường tiêu hóa giúp cơ thể loại bỏ chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Để hoạt động này bình thường, cần có sự tham gia của nhiều yếu tố như phản xạ thần kinh, nhu động ruột và tính chất phân. Nếu một trong các yếu tố này trục trặc, trẻ sẽ bị táo bón kinh niên. Nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh phình đại tràng bẩm sinh.
Phình đại tràng xuất hiện do nhu động ruột ở đại tràng kém, phân ứ động lâu ngày trong lòng ruột làm đại tràng giãn rất to. Sau đó, khối phân này khô cứng và bịt chặt ngay trên lỗ hậu môn làm trẻ không thể nào đại tiện được. Các bác sĩ cảnh báo rằng, mắc phải bệnh phình đại tràng bẩm sinh, trẻ có thể bị sa trực tràng khi cố rặn để đi ngoài, hoặc bị rách hậu môn, viêm nhiễm từ vết rách. Trẻ dễ có tâm lý sợ ăn uống vì sợ phải đi vệ sinh và đây là một nguyên nhân gây suy dinh dưỡng...Do đó, khi trẻ có các triệu chứng như bị đau bụng dưới, phân cứng như sỏi, có máu khi đi ngoài...,
Trường hợp của bạn nên tiếp tục theo dõi, cho uống thêm cốm vi sinh để cải thiện hệ tiêu hoá như: VIABIOVIT, BIOVIATA (http://www.thuocbietduoc.com.vn/sanpham/viabiovit/) Tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc nhuận tràng vì sẽ làm rối loạn hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, ban nên duy trì chế độ ăn phù hợp nhiều rau xanh và ăn thêm chuối, đu đủ, sữa chua cho trẻ.
Sau 1 tháng nữa mà con bạn chưa khỏi bạn cần đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. Bạn có thể đưa cháu tới khám tại viện Nhi Trung Ương hoặc chuyên khoa Tiêu Hóa tại các BV Đa khoa
Chúc bạn và bé sức khoẻ.
(Theo Thuốc & Biệt dược)