• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Làm gì khi bé hạn chế trong giao tiếp?

    Con tôi năm nay hơn 3 tuổi, cháu đã điều trị tại khoa ngôn ngữ trị liệu tại viện điều dưỡng của tỉnh Lào Cai từ năm hơn hai tuổi. Cháu rất thích âu yếm, thích chơi với các bạn, thích hát và thuộc rất nhiều bài hát, nhưng còn nhiều từ chưa rõ . Cháu hạn chế trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng mắt và rất hay ốm, Xin Bác sĩ hãy hướng dẫn tôi cách dạy cháu thêm tại nhà, giao tiếp với cháu và chế độ ăn nghỉ hợp lý cho cháu . Xin trân trọng cảm ơn! (Hoàng Thị Nhung)

    Con tôi năm nay hơn 3 tuổi, cháu đã điều trị tại khoa ngôn ngữ trị liệu tại viện điều dưỡng của tỉnh Lào Cai từ năm hơn hai tuổi. Cháu rất thích âu yếm, thích chơi với các bạn, thích hát và thuộc rất nhiều bài hát, nhưng còn nhiều từ chưa rõ . Cháu hạn chế trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng mắt và rất hay ốm, Xin Bác sĩ hãy hướng dẫn tôi cách dạy cháu thêm tại nhà, giao tiếp với cháu và chế độ ăn nghỉ hợp lý cho cháu . Xin trân trọng cảm ơn! (Hoàng Thị Nhung)

    (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

    Trả lời:

    Trong thư của bạn chỉ nỏi rằng: “Cháu hạn chế trong giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng mắt và rất hay ốm…” nên chúng tôi không nắm rõ được thể chất cũng như tâm thần vận động của bé. Tuy nhiên, chúng tôi xỉn gửi bạn bài viết sau để bạn tham khảo.

    Trẻ em thường phát triển nhiều mức độ khác nhau, nhưng hầu hết đều phát triển theo một biểu đồ thời gian chung nhất. Nếu trong vòng vài tuần một lần trẻ mà không gặp được cái mốc nào, thì nên tham vấn các bác sĩ để hiểu rõ hơn về vấn đề đó. Có thểkhông có vấn đề gì – ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt như trẻ không thể leo lên cầu thang được nhưng lại có thể làm tốt được những việc khác, thì thường không cần phải lo lắng gì cả. Tuy nhiên, nếu con bạn chậm phát triển, thì bạn phải phát hiện sớm để bắt đầu điều trị.

    Nói chung, hãy tin tưởng vào bản năng của mình. Nếu có điều gì đó chưa nắm rõ về vận động của con mình thì phải tham vấn ý kiến bác sĩ. Bạn là người hiểu con mình rõ nhất. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo có thể xảy ra của vấn đề này, bạn có thể sử dụng danh sách này để tiện theo dõi sự phát triển của con mình.

    Tuổi

    Những dấu hiệu cảnh báo

    Kiểm tra

    Từ 12 đến 18 tháng tuổi

    • 13 tháng tuổi, không ngồi chồm hổm để chơi được
    • 13 tháng tuổi, không biết leo lên và xuống ghế nhỏ được
    • 13 tháng tuổi, không biết bốc thức ăn đưa vào miệng
    • 15 tháng tuổi, không cầm được bút chì dù chỉ để nguệch ngoạc
    • 15 tháng tuổi, không tự đứng lên được khi đang nằm chơi trên nền nhà
    • 15 tháng tuổi, không leo lên ghế để với lấy đồ vật trên cao được
    • 18 tháng tuổi, không bước đi được
    • 18 tháng tuổi, không thể cởi vớ ra được
    • 18 tháng tuổi, không cầm được bút chì và bắt chước vẽ hình.
    • 18 tháng tuổi, không đá nổi một quả banh
    • 18 tháng tuổi, không đi xuống lầu được khi có người nắm tay dắt xuống
    • Sau nhiều tháng tập đi vẫn không bước đi một cách tự nhiên và vững vàn được
    • Chỉ bước đi được bằng đầu ngón chân
     

     Tuổi

    Những dấu hiệu cảnh báo

    Kiểm tra

    Từ 19 đến 24 tháng tuổi

    • 21 tháng tuổi, không lật được các trang sách
    • 21 tháng tuổi, không tự bám thành cầu thang để đi lên đi xuống cầu thang được
    • 21 tháng tuổi, không đá được quả banh dù đã có người hướng dẫn và đá thử cho coi
    • 24 tháng tuổi, không cấm được bút chì để vẽ những đường thẳng đứng
    • 24 tháng tuổi, không tự đứng được trên 1 chân
    • 24 tháng tuổi, không đẩy được những đồ chơi có bánh xe
    • 24 tháng tuổi, không đá được trái banh theo yêu cầu
    • 24 tháng tuổi, không biết sử dụng muỗng
    • 24 tháng tuổi, không chạy vững.
     

    Tuổi

     Những dấu hiệu cảnh báo

    Kiểm tra

    Từ 25 đến 30 tháng tuổi

    • 30 tháng tuổi, không tự bước đi được và không đi 2 chân 1 lúc
    • 30 tháng tuổi, không biết lật trang sách
    • 30 tháng tuổi, không biết đạp loại xe ba bánh được
    • 30 tháng tuổi, không đứng một chân được
     

    Tuổi

     Những dấu hiệu cảnh báo

    Kiểm tra

    Từ 31 đến 36 tháng tuổi

    • 36 tháng tuổi, không tự bước xuống lầu một mình được bằng 2 chân
    • 36 tháng tuổi, không sử dụng được kéo, hay cố dùng kéo để cắt cái gì
    • 36 tháng tuổi, không đứng một chân được 2 giây
    • 36 tháng tuổi, không giơ cao tay để ném quả banh được
    • 36 tháng tuổi, không biết rửa và lau khô tay được
     

    Giao tiếp là cách ta trao đổi tin tức và thông điệp cho nhau. Đó là những gì ta nói và cách mà ta nói, thông qua từ ngữ, âm sắc, giọng điệu, tiếng hát, điệu bộ, hiệu lệnh, tư thế, phục trang, sự biểu lộ cảm xúc, lắng nghe, hành động, khiêu vũ, và thậm chí cả… bằng cách im lặng. Giao tiếp cho người ta cơ hội để biệu lộ niềm hy vọng, ước mơ, những vấn đề, quan niệm, ý kiến, và cảm xúc.

    Thực tế cho thấy:

    + Không bao giờ quá trễ để bắt đầu trò chuyện với trẻ con. Chúng cần nghe ngôn ngữ và lời nói để học các kỹ năng giao tiếp.

    + Những đứa trẻ học cách nói chuyện và giao tiếp ở những thời điểm riêng biệt và ở những nhịp độ khác nhau.

    + Tiêu biểu, trẻ có thể không hiểu tất cả những từ ngữ nhưng chúng có thể đoán được qua cảm xúc và tâm trạng của lời nói.

    +Trẻ em có thể hiểu nhiều từ ngữ hơn là chúng có thể nói.

    + Nhiều đứa trẻ nói nhiều vì chúng thích thực hành, và chúng có một khả năng hạn chế để hạn chế sự bất đồng khi nói.

    + Trẻ em có thể nghĩ nhanh hơn chúng nói và cần nhiều thời gian hơn người lớn để nói ra thông điệp của mình.

    + Giúp đỡ trẻ học cách giao tiếp và chấp nhận những cảm xúc của chúng có thể dẫn đến những thay đổi tích cực hơn. Những đứa trẻ bị hạn chế giao tiếp thường hay than vãn, khóc, nổi giận, đánh nhau, hoặc tranh cãi.

    + Thông thường, giao tiếp ở trẻ con được khuyến khích khi: chúng được phép nói những gì chúng nghĩ và hỏi về bất cứ điều gì, người lớn lắng nghe trẻ con, và không nói hoặc quở trách chúng quá nhiều; chúng không bị ép buộc phải nói chính xác; trẻ con có một khả năng hạn chế để điều chỉnh suy nghĩ thành lời nói ngay tức thì, tivi và radio bị tắt đi, và điện thoại hoặc chuông cửa không được phép bị gián đoạn.

    + Nếu trẻ cảm thấy rằng chúng có thể nói chuyện với người lớn về bất cứ thứ gì, chúng có thể thuật lại gần như giống với sự kiện về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, định kiến, và sự lạm dụng. Nếu trẻ cảm thấy rằng chúng sẽ làm thất vọng hoặc chọc tức ba mẹ nếu kể cho họ nghe điều gì, chúng sẽ quyết định giữ bí mật điều đó.

    + Bạo lực thân thể, tiêu biểu thường bắt đầu bằng sự giận dữ hay thất bại trong giao tiếp. Bày tỏ cảm xúc thông qua lời nói dẫn đến tranh chấp nhỏ, đấu đá, xô đẩy, và lạm dụng. Dù thế nào đi nữa với những cảm giác mạnh, con người có thể giao tiếp bằng cách bất bạo động, hoặc không lợi dụng nhau.

    Những phương pháp giao tiếp dễ dàng:

    + Hãy mở ra cánh cửa giao tiếp bằng cách trò chuyện với con bạn bằng thái độ tôn trọng. Hãy nhớ rằng cùng một vấn đề nhưng sẽ có nhiều quan điểm khác nhau và con bạn có thể có một cách nhìn khác bạn. Hãy thăm dò các cách thức giải quyết vấn đề cùng con bạn; việc này sẽ cho trẻ những cơ hội để suy nghĩ sáng tạo, tập thói quen tư duy và có thể ứng dụng vào trong thực tế.

    + Hãy cho phép con bạn nói chuyện và hỏi về bất cứ điều gì chúng thắc mắc. Khuyến khích trẻ đến với bạn với những câu hỏi đơn giản ngay từ bây giờ để khi những câu hỏi “lớn” hơn về ma tuý, giới tính, hay sự bạo lực được đặt ra sau này, trẻ sẽ thấy rằng thật an toàn khi trò chuyện với bạn. Cần sớm bắt đầu đặt những câu hỏi “quan trọng” và hưởng ứng chúng ở cách mà trẻ sẽ hiểu ở độ tuổi của chúng. Nên cho trẻ thời gian để suy nghĩ, xem xét những tình huống, và để chúng quyết định khi cần thiết. Việc bạn tỏ ra cởi mở và sẵn sàng trả lời những thắc của trẻ sẽ tạo nên một không gian giao tiếp tốt cho trẻ.

    + Hãy nhớ là, bạn không nên áp đặt suy nghĩ và cảm xúc của bạn vào những suy nghĩ và cách nhận thức vấn đề (cũng như lựa chọn cách giải quyết tình huống) của trẻ. Hãy nhớ rằng bạn phải sẵn sàng để lắng nghe, giúp đỡ, chấp nhận những cảm xúc của trẻ và không tỏ ra e dè về những suy nghĩ kỳ lạ của chúng, hãy tin tưởng rằng trẻ có thể xử lý những vấn đề và cảm giác của chúng, và cho phép trẻ chịu trách nhiệm về những vấn đề đó.

    + Đừng lúc nào cũng ép con bạn phải nói với bạn về một vấn đề gây cho chúng sự khó khăn khi nói cùng bạn hoặc khi trẻ đang căng thẳng. Nhiều người muốn giúp đỡ trẻ đang bị tổn thương; nhưng cách tốt nhất là quan sát trẻ và bình tĩnh nhận ra những biểu hiện của chúng thông qua những cử chỉ, hành động nào đó. Hãy nhìn vào cử chỉ, điệu bộ của trẻ và cho hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Bạn nên nhẹ nhàng khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe nhiều hơn về những gì chúng đang cảm thấy. Sau đó, bạn có thể hỏi chúng: "Mẹ có thể làm gì cho con? Mẹ có thể giúp con chứ?". Sự tôn trọng và kiên nhẫn của bạn mà trẻ nhận thấy sẽ giúp chúng cảm thấy an tâm và có thể tâm sự cùng bạn để cùng bạn giải quyết vấn đề.

    Trò chuyện với con bạn:

    + Để giúp con bạn học cách lắng nghe, hãy dịu dàng chạm vào trẻ và gọi tên của nó.

    + Dùng một giọng nói nhẹ nhàng khi bạn nói với trẻ, và thỉnh thoảng chỉ thì thầm, như vậy trẻ có thể luyện cách lắng nghe.

    + Khi nói chuyện hãy nhìn vào đôi mắt của trẻ.

    + Nên nhớ là bạn cần tỏ ra ân cần, tôn trọng, và… lịch sự khi trò chuyện với con bạn.

    + Hãy hướng dẫn cho con bạn kể cho bạn nghe nhiều hơn bằng cách sử dụng những từ ngữ khuyến khích thằng bé: "Wow, con có thể kể cho mẹ nghe nhiều hơn nữa chứ?", hoặc là "Mẹ hiểu.", hay "Mẹ không chắc là mẹ hiểu hết, con có thể kể mẹ nghe lần nữa không?".

    + Tránh tỏ ra xao lãng khi con bạn muốn nói chuyện với bạn – Điều này thể hiện cho thằng bé thấy sự chú ý hoàn toàn của bạn vào câu chuyện của chúng.

    Quan tâm đến cách thức mà bạn trò chuyện với con; điều này cũng quan trọng như việc bạn nói về cái gì vậy:

    + Hãy thành thật và nói về những điều bạn biết; trung thực nói về những điều bạn không biết.

    + Nên nói ngắn gọn và hướng đến trung tâm của chủ đề; tránh dông dài và tranh cãi.

    + Hãy dùng những từ ngữ đơn giản, rõ nghĩa và dễ hiểu để trò chuyện với con bạn để chúng dễ dàng cảm nhận được.

    + Lắng nghe những điều con bạn muốn nói và nhìn nhận vấn đề cùng chúng. Hỏi trẻ về những quan niệm và suy nghĩ của chúng, tránh quyết định giùm cho trẻ.

    Tuy nhiên, cũng có khi hành động của bạn lại quan trọng hơn là biểu đạt bằng ngôn ngữ. Đôi lúc, bạn nên biến lời nói của mình thành những hành động. Thay vì trừng phạt một đứa trẻ bằng lời nói la mắng, hãy cố hướng dẫn trẻ làm theo bạn. Nếu con bạn không tắt tivi và đi ăn tối, hãy cố gắng tắt tivi và nhẹ nhàng dẫn trẻ đến bàn ăn, thay vì ép buộc trẻ bằng nhiều từ ngữ, những lời hăm doạ, hay la hét, quát tháo. Thỉnh thoảng, bạn có thể truyền đạt những điều mình muốn trẻ hiểu bằng cách khác, thay vì nói với chúng.

    Nếu có điều kiện, bạn có thể đưa bé đi khám tại Khoa Tâm thần – Viện Nhi Trung ương để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị cho bé.

    Chúc bạn và gia đình sức khỏe! 

    Bs.Thuocbietduoc

    (Theo Thuốc & Biệt dược)