Hắc lào khỏi hoàn toàn được không?
Thưa bác sĩ năm nay cháu 20 tuổi, cháu có điều muốn hỏi cháu bị hắc lào 2 năm nay rồi. Cháu có dùng một số các loại thuốc bôi ngoài da thì cháu thấy nó chỉ khỏi được một thời gian xong nó lại bị ngứa. Cháu muốn hỏi là làm cách nào để chữa bệnh này tận gốc ạ ? Và nếu mà chữa tận gốc thì có mất đi vùng bị thâm do hắc lào để lại không ạ?
Thưa bác sĩ năm nay cháu 20 tuổi, cháu có điều muốn hỏi cháu bị hắc lào 2 năm nay rồi. Cháu có dùng một số các loại thuốc bôi ngoài da thì cháu thấy nó chỉ khỏi được một thời gian xong nó lại bị ngứa. Cháu muốn hỏi là làm cách nào để chữa bệnh này tận gốc ạ ? Và nếu mà chữa tận gốc thì có mất đi vùng bị thâm do hắc lào để lại không ạ ? Cháu cảm ơn rất nhiều. À cháu bị hắc lào lúc đầu ở bên phải hông sau đó nó chạy xuống bẹn, ở hông của cháu thì không thấy xuất hiện ngứa trở lại nữa còn ở bẹn thì nó cứ được một thời gian rồi lại bị lại. (nguyễn ngọc sơn)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Biểu hiện của bệnh hắc lào còn gọi là bệnh lác. Đây là bệnh do vi nấm cạn gây nên thuộc nhóm dermatophytes, hay gặp nhất là hai loại trychophyton và epidermophyton. Dấu hiệu nổi bật nhất của bệnh là ngứa, nổi mẩn đỏ, có mụn nước, vùng có nấm thường tròn như đồng tiền. Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu ở vùng da bị tổn thương, cả ngày lẫn đêm, ngứa nhiều hơn khi về đêm, đổ mồ hôi, thời tiết nóng bức... Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt xuất hiện những mụn nước, tập trung ở phần rìa vùng nổi mẩn. Bệnh có thể gặp ở bẹn, chân tay, mặt, bụng, ngực...Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ ngày càng lan rộng. Ngoài vùng da bị nhiễm ban đầu sẽ từ từ lây lan ra toàn thân và kèm theo nhiều triệu chứng rất khó chịu cho bệnh nhân như ngứa, có khi bị bội nhiễm, bị nhiễm trùng ngoài da, dẫn tới tình trạng viêm da bội nhiễm do vi nấm.
Điều quan trọng nhất vẫn là ngăn ngừa bệnh không xảy ra và tránh tái phát. Thứ nhất, không dùng khăn tắm, khăn mặt hay quần áo ướt. Về thuốc thì các loại thuốc kháng nấm thông thường và ít có tác dụng phụ hiện nay như ketoconazol hoặc là bôi tại chỗ hoặc dùng đường uống toàn thân kháng nấm. Để điều trị hiệu quả, tránh bộc phát và lây lan, vấn đề phòng ngừa và giữ vệ sinh da vẫn là quan trọng hàng đầu.
Thuốc bôi cần thoa ngày 2 lần ở những vùng da bị bệnh. Yêu cầu cơ bản là giữ cho vùng da đó không bị ẩm ứơt. Đối với các loại thuốc kháng nấm thì điều cơ bản là không được dùng rượu bia trong thời gian dùng thuốc.
Bạn phải cần đến sự chẩn đoán xác định bệnh của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ cho đơn thuốc điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Khi bệnh nhân tự đoán bệnh và tìm thuốc chữa trị có khi không chính xác, không đúng bệnh thì việc điều trị không kết quả.
Chúc bạn thành công.
(Theo Thuốc & Biệt dược)