Điều trị bệnh trĩ và bệnh hôi miệng
mỗi lần em đi cầu lại thấy rất đau rồi em thuốc sắc nhưng vần còn hơi đau nên em bỏ thuốc người ta nói là em bệnh trĩ từ lúc bị bón đến giờ em có hơi thở hơi hôi dậy bác sĩ có cách nào trị bệnh hôi miệng và táo bón ko bác sĩ ,có phương thuốc trị hết bệnh của em.
mỗi lần em đi cầu lại thấy rất đau rồi em thuốc sắc nhưng vần còn hơi đau nên em bỏ thuốc người ta nói là em bệnh trĩ từ lúc bị bón đến giờ em có hơi thở hơi hôi dậy bác sĩ có cách nào trị bệnh hôi miệng và táo bón ko bác sĩ ,có phương thuốc trị hết bệnh của em . (my)
(Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)
Trả lời:
Trả lời
Táo bón do rất nhiều nguyên nhân:
Do chế độ ăn không đủ rau xanh và chất xơ
Do uống quá ít nước
Do đi ngoài không đều đặn
Do thể trạng mới ốm dậy, nóng trong..
bạn cần đi khám để được bác sĩ tư vấn đúng bệnh và chữa tận gốc chứng táo bón cho bạn
Tuy nhiên thuốc biệt dược khuyên bạn thực hiện ăn đúng, uống đủ, không dùng chất kích thích như rượu bia thuốc lá, cafe.
Bạn có thể dùng thêm men vi sinh vật có ích trên hệ tiêu hoá như: Viên VIABIOVIT chứa 3 chủng lactobacilus có thể cải thiện hệ tiêu hoá của bạn
Vấn đề thứ 2 bạn quan tâm là bệnh trĩ không liên quan gì đến hơi thở hôi,
Hơi thở hôi do
1. Thường thì các bệnh về răng và lưỡi là nguyên nhân gây hôi miệng như sâu răng, viêm nha chu, mang hàm giả, chân răng nhiễm trùng gây hôi.
2. Mùi hôi cũng có thể xuất phát từ mũi, từ xoang hàm (viêm xoang hàm), từ tai (viêm tai giữa), từ họng (viêm họng hạt có mủ).
3. Một số bệnh về hô hấp và tiêu hóa cũng làm cho hơi thở có mùi khó chịu. Nếu hôi miệng kèm theo đau bụng, vùng dưới mũi ức nóng rát, ợ chua, ợ hơi thì nên nghĩ đến khả năng thở tâm vị (phía trên dạ dày đóng không chặt nên mùi thức ăn trong dạ dày thoát lên). Hơi thở có mùi hôi còn có ở một số người bị rối loạn chuyển hóa, bệnh gan, bệnh nội tiết, bệnh tiểu đường (mùi hôi của aceton). Ký sinh trùng đường ruột cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh này
Các thuốc thường được dùng chữa hơi thở hôi
Listerine: Nước súc miệng giúp sát khuẩn miệng, họng, làm mất mùi hôi miệng, làm thông cổ, tạo cảm giác thoải mái. Dùng trong các trường hợp viêm miệng, viêm lợi để khử trùng răng, miệng, họng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám răng và chống viêm nướu. Súc miệng (không pha loãng) ngày 2-3 lần, nhất là khi ngủ dậy và lúc đi ngủ buổi tối.
Nước súc miệng T-B: Sát trùng răng, miệng; chữa viêm họng, viêm lợi, hôi miệng, khử mùi hôi của thuốc lá, thuốc lào, hành, tỏi, các chất tanh. Súc miệng với 20-30 ml/lần, ngày 2-3 lần.
Betadine Gargle Sarget: Sát khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Súc miệng trong 30 giây, lặp lại mỗi 2-4 giờ. Chống chỉ định: Người mẫn cảm với iod, trẻ nhỏ dưới 30 tháng. Tránh dùng cùng với các thuốc sát khuẩn khác. Tương kỵ nhất với các dẫn xuất thủy ngân.
Eucanrint: Viên chứa tinh dầu khuynh diệp, bạc hà, giúp điều trị tại chỗ các nhiễm trùng vùng miệng. Khử mùi hôi ở miệng. Ngậm 8-12 viên/ngày. Có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn (hiếm gặp). Tránh dùng cho trẻ nhỏ tuổi.
Stomyteol: Dùng trong các bệnh về họng và miệng, hơi thở hôi. Pha một thìa canh trong 12 ly nước ấm, rửa miệng nhiều lần/ngày, có thể dùng cách 3 giờ.
Ngoài các thuốc có bán sẵn trên thị trường, có thể tự pha lấy một số dung dịch nhằm làm thơm miệng: Lấy 20 g hoa cúc cho vào 4 cốc nước, sau đó đun sôi lên thành chè hoa cúc để uống dần; xay một ít hạt cà phê và hạt bạch đậu khấu, hãm thành một tách nước uống (không sữa, đường). Cũng có thể pha 5 giọt tinh dầu bạc hà trong 1 ly nước, súc miệng hoặc nhai lá bạc hà.
Chúc bạn mạnh khoẻ
(Theo Thuốc & Biệt dược)