• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Hỏi về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

    Bác sĩ cho tôi hỏi cháu nhà tôi sinh được hơn một tháng rồi nhưng giờ cháu vẫn chưa hết vàng dạ . Khi cháu được gần một tháng tôi đã cho cháu đi khám tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện và được bác sĩ khoa nhi chuẩn đoán là cháu bị vàng da sinh lý kéo dài nhưng ko vấn đề gì và bác sĩ dặn về tắm nước lá cây dành dành vài buổi là hết

    Bác sĩ cho tôi hỏi cháu nhà tôi sinh được hơn một tháng rồi nhưng giờ cháu vẫn chưa hết vàng dạ . Khi cháu được gần một tháng tôi đã cho cháu đi khám tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện và được bác sĩ khoa nhi chuẩn đoán là cháu bị vàng da sinh lý kéo dài nhưng ko vấn đề gì và bác sĩ dặn về tắm nước lá cây dành dành vài buổi là hết . Tôi đã làm như vậy và thấy cháu đỡ vàng hợn Nhưng từ hôm tôi cho cháu đi tiêm phòng viêm gan B mũi một về thì tôi lại thấy cháu vàng hơn . Vậy tôi phải làm gì để cháu hết vàng da và cháu nhà tôi bị như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không ạ ? xin chân thành cảm ơn bác sĩ ! (tran thi thu hien)

    (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này)

    Trả lời:

    Vàng da sinh lý xảy ra với hầu hết trẻ mới sinh, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trẻ vẫn ngoan, ăn ngon, ngủ tốt: Nước tiểu và phân vàng, mỗi ngày trẻ đi từ 2 đến 3 lần. Đến ngày thứ 10 - 15 da tự hết vàng mà không phải điều trị. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ và không gây nguy hiểm. Trẻ bị vàng da sinh lý là do khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể trẻ có lượng hồng cầu cao (khoảng 5 - 6 triệu hồng cầu/mm3). Khoảng 2 ngày sau sinh, khi trẻ đã có thể tự thở tốt được, lượng hồng cầu thừa bị vỡ hàng loạt làm tăng chất bilirubin trong máu. Chất bilirubin này được chuyển về gan, chuyển hoá ở đó rồi được thải ra ngoài qua đường bài tiết, da trẻ sẽ hết vàng. Ngoài nguyên nhân hồng cầu bị vỡ, trẻ mới sinh bị vàng da còn có thể do trong sữa mẹ có nhiều beta caroten (tiền tố vitamin A) vì chế độ ăn hằng ngày của người mẹ có quá nhiều rau xanh hoặc hoa quả có màu như cà rốt, đu đủ.

    Một số phương pháp điều trị bệnh vàng da

    Chiếu đèn:

    Được chỉ định đối với trẻ (có cân nặng trên 2,5kg) có nồng độ bilirubin trong máu vào ngày thứ nhất: 40mg/l; ngày thứ 2: 130mg/1; ngày thứ 3: 160mg/l.

    Dùng nguồn ánh sáng mầu xanh dương từ bóng đèn compact, hallogen tác động lên các phân tử bilirubin ở dưới da trẻ. Các phân tử này bị biến thành các dạng đồng phân quang học, không độc, tan trong nước, dễ dàng được thải qua nước tiểu. Chiếu đèn liên tục từ 3 - 15 ngày, tuỳ theo mức độ của bệnh. Có thể cho trẻ chiếu đèn trong lồng ấp, giữ nhiệt độ từ 30 - 32oC. Cân nặng của trẻ càng thấp, nhiệt độ trong lồng ấp càng cao.

    Lưu ý khi chiếu đèn: cần cho trẻ uống thêm nước, bú nhiều để bổ sung nước cho cơ thể. Hoặc truyền thêm dung dịch đường 10%.

    Làm gì khi trẻ bị vàng da

    Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng: cạnh cửa sổ, ngoài hành lang... Trong trường hợp khó nhận biết như da trẻ đỏ hồng hoặc đen, nên dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên da trẻ trong vài giây, sau đó bỏ tay ra.

    - Nếu trẻ bị vàng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng: đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 8 giờ đến 8 giờ 30 mỗi sáng).

    - Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hoá.

    - Hằng ngày, cần theo dõi các vùng lan rộng của bệnh vàng da và các triệu chứng xuất hiện kèm theo. Theo dõi liên tục trong vòng 7 - 10 ngày sau sinh. Cần đưa ngay trẻ đến khám bác sĩ trong trường hợp:

    - Bú ít hơn một nửa so với bình thường.

    - Nước tiểu trong.

    - Ngủ nhiều.

    - Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

    - Vàng da lan đến bàn tay, bàn chân.

    - Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

    Theo chúng tôi, bạn nên đưa bé đi khám để được tư vấn sau quá trình thăm khám trực tiếp.

    Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

    Bs.Thuocbietduoc

    (Theo Thuốc & Biệt dược)