• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Tai biến vì làm mát mùa hè

    Những ngày nóng nực gần đây khiến không ít người mỏi mệt và tìm mọi cách để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, nếu không làm mát đúng cách sẽ gây nhiều tác hại đối với cơ thể. 

     Những ngày nóng nực gần đây khiến không ít người mỏi mệt và tìm mọi cách để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, nếu không làm mát đúng cách sẽ gây nhiều tác hại đối với cơ thể. 

    Những ngày nóng nực gần đây khiến không ít người mỏi mệt và tìm mọi cách để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo: Nhiều khi việc làm mát không hợp lý lại gây tác dụng ngược đối với sức khoẻ. Không ít trường hợp, nhất là trẻ em, đã gặp phải các vấn đề về hô hấp, thậm chí có trường hợp phát sốt vì viêm họng cấp. 

    Cơ thể khó thích ứng mức chênh nhiệt lớn

    Do có con nhỏ nên trong mấy ngày nắng nóng vừa qua, ngày nào nhà chị Nguyễn Ngọc Dương (chung cư XNK Bao Bì, Phú Thượng, Hà Nội) cũng bật điều hòa. Không khí mát lạnh trong phòng điều hòa hạn chế cơ thể tiết mồ hôi, giúp cả nhà cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, vì mải chơi nên bé con nhà chị thường chạy từ trong phòng khách ra hành lang chơi với các bạn. Lúc trở lại phòng điều hòa người bé nhễ nhại mồ hôi. Tối đến cháu bỏ ăn, lên cơn sốt viêm họng.

    BS Nguyễn Ngọc Dũng, nguyên bác sĩ Viện 354 cho rằng: Khi có sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời, từ trong phòng lạnh bước ra hoặc từ ngoài nóng đi vào phòng lạnh đột ngột, cơ thể khó có thể thích nghi ngay được với sự thay đổi nhiệt độ, có thể gây choáng. Thậm chí với những người bị bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp mạn tính có thể xảy ra những cơn tăng huyết áp cấp, đau đầu, buồn nôn, thậm chí là tai biến mạch máu não... 

    KS Trương Văn Hùng, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật điện Hùng Lâm cũng nhấn mạnh đến khả năng thiếu oxy trong phòng kín và bật điều hòa quá lâu mà không được thông gió. Vì máy điều hòa nhiệt độ chỉ làm lạnh không khí trong phòng mà không đưa thêm khí tươi từ bên ngoài vào. Vì vậy, nếu chạy máy quá lâu có thể làm giảm lượng oxy và tăng lượng thán khí trong không khí, dẫn tới ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. 

    KS Trương Văn Hùng cho rằng, tốt nhất khi không bật điều hòa nên thường xuyên mở cửa để có sự trao đổi khí với bên ngoài. Thường xuyên vệ sinh màng lọc, giàn nóng, giàn lạnh của máy cũng là một cách làm sạch không khí. Ngoài ra, phòng có nhiều người làm việc nên lắp thêm quạt thông gió cho thông thoáng. Và có thể dùng thêm quạt để tản gió mát khắp phòng. Khi ra ngoài, nếu trời quá nóng thì nên mở to cửa và đứng ở cửa khoảng 1 - 2 phút để cơ thể thích nghi dần với cái nóng trước khi bước hẳn ra ngoài. 

    Quạt hơi nước, hại nhiều hơn lợi

    Theo KS Trương Văn Hùng, quạt hơi nước không chỉ làm mát mà còn cung cấp độ ẩm làm không khí đỡ khô, nhất là đối với các loại quạt có chế độ phun hơi lạnh. Tuy nhiên, hiệu quả này không hữu dụng lắm với thời tiết nóng ẩm của miền Bắc, nhất là những ngày nắng nóng, oi nồng, mồ hôi ra nhiều nhưng lại khó bốc hơi. Trong điều kiện nóng ẩm như vậy, quạt hơi nước cung cấp thêm độ ẩm sẽ khiến không khí càng khó chịu. 

    Hơn nữa, đây cũng sẽ là môi trường thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển, dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp. Màng thẩm thấu của quạt, lưới lọc bụi, bình chứa nước cũng là những nơi dễ tập trung vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Do vậy, các gia đình cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh quạt sạch sẽ để khi bật quạt, gió không mang theo các vi khuẩn này phát tán vào không khí. Ngoài ra, người sử dụng cũng cần chú ý đến nguy cơ quạt hơi nước có thể gây hỏng hóc đồ điện tử trong phòng. 

    Trúng gió vì bật quạt thẳng vào người

    Anh Nguyễn Văn Mậu (Bái Ân, Hà Nội) nóng nhễ nhại mồ hôi, vội chạy ra nhà tắm dội mấy gáo nước rồi vào phòng nằm, bật quạt số to nhất xối thẳng vào người cho mát. Ngủ dậy, anh Mậu bị  đau đầu, choáng váng, cổ thì ngoẹo cứng sang một bên. BS Nguyễn Ngọc Dũng cho biết, để tránh nóng, nhiều người có thói quen bật quạt xối thẳng vào người và không đổi hướng trong một thời gian dài, nhất là khi đi ngủ. Cách làm này khiến bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, ảnh hưởng tuần hoàn máu, dễ khiến khi ngủ dậy thấy cảm giác nặng đầu, váng vất, cơ thể bứt rứt khó chịu, thậm chí có thể bị trúng gió, đau vai gáy, cứng hoặc ngoẹo cổ...

    Theo Kiến Thức