• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Nhận biết trẻ bệnh và chăm sóc đúng cách

    Khi trẻ ốm cần mặc đồ thoáng mát, lau mát bằng nước ấm. Không tự ý cho bé uống aspirine hoặc kháng sinh, không ủ kín thân thể trẻ hoặc kiêng tắm rửa và cho uống nước nhiều hơn bình thường,

     Khi trẻ ốm cần mặc đồ thoáng mát, lau mát bằng nước ấm. Không tự ý cho bé uống aspirine hoặc kháng sinh, không ủ kín thân thể trẻ hoặc kiêng tắm rửa và cho uống nước nhiều hơn bình thường,

    Trò chuyện tại Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe TP HCM mới đây, bác sĩ CK.II Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bất cứ những thay đổi sinh lý nào của trẻ như mọc răng, biết lẫy, biết bò… cũng có thể gây phản ứng trên cơ thể trẻ như sốt, tiêu chảy... Tuy nhiên những biểu hiện trên cũng có thể là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm hoặc dấu hiệu đầu tiên của một bệnh lý trong cơ thể.

    "Cần theo dõi và lưu ý những dấu hiệu nghi ngờ, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chẩn đoán bệnh. Bác sĩ khám bệnh sẽ cho biết bạn có thể chăm sóc bé tại nhà hay cần phải cho trẻ nhập viện", bác sĩ Thanh cho biết.

    Cần theo dõi và lưu ý những dấu hiệu nghi ngờ và đưa trẻ đến

    cơ sở y tế gần nhà để được khám, chẩn đoán bệnh

    Những dấu hiệu của trẻ ốm thông thường là:

    -  Sốt từ 38°C trở lên, nhức đầu, biếng ăn, mệt mỏi.

    - Thay đổi hành vi như lờ đờ, khóc thét hoặc kích động.

    - Da tái hoặc nổi ban, hoặc ban xuất huyết, đốm xuất huyết dưới da.

    - Mắt đỏ hoặc vàng nhẹ, rối loạn thính giác.

    - Sổ mũi, ho, đau họng, khó thở.

    - Tiêu chảy, ói mửa, đau bụng.

    - Phân đen hoặc có đờm/máu.

    - Đau lưng/chân/tay hoặc có thể chỉ là biếng ăn, mệt mỏi.

    Chăm sóc, theo dõi tại nhà khi trẻ sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết, cần chú ý:

    -  Phải mặc đồ thoáng mát, lau mát cho trẻ. Gọi là lau mát nhưng thật sự lau bằng nước ấm, vì nếu lau bằng nước lạnh, các mạch máu ngoại vi sẽ co mạch lại, không thoát nhiệt được, trẻ càng run và nhiệt độ càng tăng.

    - Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol, nước cam vắt, nước chanh đường… Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu. Trẻ nhũ nhi vẫn tiếp tục bú mẹ, tăng số cữ bú nhiều hơn bình thường.

    - Không nên lo lắng khi trẻ từ chối ăn hoặc ăn ít đi. Vì khi trẻ sốt, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động kém đi, ăn nhiều hoặc ép ăn sẽ làm cho trẻ dễ mệt hơn.

    Theo bác sĩ Thanh, những điều không nên làm khi trẻ sốt là cắt lể, cạo gió, chà xát chanh, rượu, cồn lên người trẻ, tự động cho uống aspirine hoặc kháng sinh, không ủ kín thân thể trẻ hoặc kiêng tắm rửa, thay quần áo, không sử dụng quạt hay máy lạnh quá mạnh, thay đổi nhiệt độ đột ngột…

    Lập tức đưa trẻ vào bệnh viện ngay nếu có những dấu hiệu như sốt cao liên tục 2-3 ngày hoặc sốt tái đi tái lại kéo dài hơn 1 tuần; sốt cao dọa co giật, nôn ói tất cả thức ăn, kể cả nước, hoặc kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như nôn ói nhiều, tiêu chảy không cầm, tiểu ít, khò khè, khó thở, tay chân lạnh hoặc tím; trẻ quấy khóc liên tục, giật mình hoảng hốt, khó ngủ hoặc ngủ li bì...

    "Trẻ sốt xuất huyết mà da lạnh, vã mồ hôi, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi cầu phân đen, ói ra máu… là phải nhập viện ngay. Bé dưới 3 tháng tuổi, nhất là trẻ sơ sinh bị sốt, nhất thiết phải đi khám và cần nhập viện để tìm nguyên nhân", bác sĩ Thanh nhấn mạnh.

     

    Lưu ý, nếu bé co giật do sốt cao thì lập tức phải hạ nhiệt bằng nhét thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn nếu có sẵn. Hoặc lau mát, hạ sốt cho bé bằng nước ấm và đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

    Theo vnexpress.net