Mùa hè, trẻ càng dễ mắc bệnh táo bón
Nếu như 95% nguyên nhân gây nên tình tạng táo bón ở trẻ nhỏ liên quan đến ăn uống và sinh hoạt thì thời tiết nóng bức mùa hè lại là điều kiện gia tăng, kéo dài tình trạng táo bón do mất nước nhiều hơn.
Nếu như 95% nguyên nhân gây nên tình tạng táo bón ở trẻ nhỏ liên quan đến ăn uống và sinh hoạt thì thời tiết nóng bức mùa hè lại là điều kiện gia tăng, kéo dài tình trạng táo bón do mất nước nhiều hơn.
Vậy các bà mẹ nên làm gì để phòng và điều trị táo bón cho con trẻ?
Theo PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, có rất nhiều yếu tố gây nên bệnh táo bón ở trẻ, nhưng trong đó chủ yếu vẫn là các yếu tố do rối loạn chức năng ruột, do tâm lý, do chế độ vệ sinh.
Nếu trẻ thỉnh thoảng mới khó đi ngoài và tự khỏi trong vài ngày thì đó là táo bón cơ năng. Còn trường hợp trẻ có táo bón kéo dài 3 tháng trở lên, mỗi lần đi ngoài trẻ rất đau đớn thì đó là dấu hiệu của táo bón bệnh lý, lúc này cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng cũng cho biết, nhiều bà mẹ vẫn thắc mắc tại sao cho con uống nhiều nước, ăn nhiều rau, quả nhưng con vẫn bị táo bón. Nhưng, cốt lõi của bệnh táo bón ở đây vẫn là vì tình trạng giữ phân ở trong trực tràng của trẻ quá lâu. Vì vậy, biệp pháp huấn luyện trẻ đi ngoài đều đặn là rất quan trọng và cần khuyến khích, luyện cho trẻ đi vệ sinh vào một giờ nhất định.
Ngoài ra, để phòng táo bón cho trẻ cần tránh cho trẻ ăn những thực phẩm khô quá, không nên chỉ cho trẻ ăn toàn thịt, cá, nên cho ăn thêm tinh bột, rau quả chứa nhiều chất xơ. Cho trẻ uống nước đều đặn, đừng đợi khi khát mới uống.
Theo VNmedia