Chăm sóc đúng cách trẻ dị ứng đạm sữa bò
Dị ứng đạm sữa bò (DƯĐSB) là một hiện tượng phổ biến ở nhiều nước. Theo một khảo sát tại Mỹ trên 38.480 trẻ em thì có 8% trẻ bị dị ứng thực phẩm, trong đó 39% tiền sử có phản ứng nghiêm trọng và 30% dị ứng với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Dị ứng đạm sữa bò (DƯĐSB) là một hiện tượng phổ biến ở nhiều nước. Theo một khảo sát tại Mỹ trên 38.480 trẻ em thì có 8% trẻ bị dị ứng thực phẩm, trong đó 39% tiền sử có phản ứng nghiêm trọng và 30% dị ứng với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Thông tin khoa học về dị ứng đạm sữa bò
Tại hội thảo khoa học“Chẩn đoán và xử trí dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhũ nhi”tổ chức tại TP HCM ngày 16/6, Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, Chủ tịch Hội Tiêu hóa - Gan Mật Nhi khoa Việt Nam cho biết, con số trẻ dị ứng sữa bò ở Việt Nam hiện nay là rất đáng quan tâm. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy DƯĐSB ở trẻ dưới 3 tuổi là 2,1%; Tuy nhiên con số trẻ bị DƯĐSB được cho là nhiều. Bởi có 5,4% trẻ dưới 3 tuổi bị DƯĐSB do mẹ tự đánh giá và 12,6% trẻ được 3 tuổi được nghi ngờ là DƯĐSB. Trong số các trẻ bị DƯDSB có 50% - 60% biểu hiện viêm da dị ứng, 50% - 60% biểu hiện tiêu hóa. Mẫn cảm với sữa bò thông qua bú mẹ biểu hiện bắt đầu bằng viêm da dị ứng hoặc viêm hậu môn trực tràng.
Nguyên nhân DƯĐSB là do một phản ứng miễn dịch với một hoặc nhiều đạm (protein) trong sữa bò. Thông thường trẻ DƯĐSB sẽ có biểu hiện ngay sau khi uống sữa bò từ vài phút tới 2 giờ. Trường hợp chậm nhất thì sau khi uống sữa bò 48 giờ tới 1 tuần. Phần lớn các trẻ em khi bị dị ứng sữa bò sẽ có các triệu chứng chung như: Đau quặn bụng thường xuyên (quấy khóc > 3 giờ mỗi ngày), ít nhất 3 ngày/tuần suốt hơn 3 tuần trẻ bị DƯĐSB có thể bị từ 1 đến nhiều các triệu chứng, trong đó: Viêm da dị ứng; Sưng môi hoặc mi mắt (phù mạch); Mề đay (không liên quan nhiễm trùng/thuốc); nôn ói, tiêu chảy, táo bón (có hoặc không phát ban); phân có máu và gây nên tình trạng thiếu máu, thiếu sắt; Chảy nước mũi (viêm tai giữa); Ho mạn tính; Thở khò khè (không liên quan nhiễm trùng đường hô hấp) …
Một số trẻ có phản ứng dị ứng chậm dễ bị bỏ qua hoặc nhầm với bệnh khác; Một số biểu hiện kéo dài như nôn trớ, tiêu chảy kéo dài, táo bón, thiếu máu thiếu sắt, suy dinh dưỡng lâm sàng có thể chưa chú ý tới nguyên nhân dị ứng sữa bò; DƯĐSB thường chẩn đoán nhầm lẫn với tình trạng bất dung nạp Lactose. Đây là 2 tình trạng khác nhau. DƯĐSB là phản ứng miễn dịch với đạm có trong sữa bò. Bất dung nạp lactose không phải là tình trạng phản ứng miễn dịch, nó xảy ra ở người không hấp thụ được đường trong sữa-đường lactose. Cả hai tình trạng trên đều gây ra các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu… nhưng phát ban, chàm hay khó thở chỉ gặp ở DƯĐSB. Để chẩn đoán chính xác bệnh, khi có một trong các dấu hiện trên, các bà mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách điều trị
Tại hội thảo, Giáo sư Colin Rudolph, Đại học California, San Francisco, Mỹ, nhà khoa học hàng đầu về dinh dưỡng và tiêu hóa nhi cho biết, điều trị DƯĐSB là cần loại bỏ đạm sữa bò nguyên vẹn trong chế độ ăn của trẻ và dùng công thức đạm thủy phân toàn phần hoặc amino axit thay thế (được chứng minh là dung nạp tốt với 90% trẻ dị ứng đạm sữa bò).
Chuyên gia Nguyễn Gia Khánh cũng khẳng định, khi trẻ có các dấu hiệu của DƯĐSB phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Điều trị DƯĐSB ưu việt nhất là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho sử dụng sữa công thức eHF (sữa thủy phân toàn phần). Sữa thủy phân là sữa mà thành phần protein (đạm) sữa bò trong sữa đã được chia nhỏ ra cho bé dễ tiêu hóa và hấp thụ. Sản phẩm dinh dưỡng công thức đạm thủy phân một phần không dùng trong điều trị trẻ mắc chứng dị ứng này. Vì hệ tiêu hóa của các bé vẫn sẽ tấn công các protein và sẽ gây nên các hiện tượng dị ứng như nổi mẫn, tiêu chảy, đầy hơi, nôn trớ, không tăng cân... bị nặng có thể bị sốc phản vệ, nguy hiểm cho bé.
Thức ăn bổ sung của trẻ trên 6 tháng tuổi cần kiểm soát để không có protein sữa bò cho tới khi test thử thách âm tính. Các thức ăn khác cũng phải đưa vào từng loại với số lượng ít một khi mẹ còn đang cho bú nhưng ít nhất phải sau 16-17 tuần tuổi, chậm cho ăn các thức ăn có nguy cơ dị ứng cao như trứng, cá, bột mỳ, không có hiệu quả phòng dị ứng.
Khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, hãy gọi 1900 6602 để được tư vấn từ các bác sĩ hoặc tham khảo www.giadinhenfa.com.vn
Theo SKDS