Trên thực tế thường gặp trẻ em kể cả trẻ sơ sinh bị viêm đường tiết niệu, trong đó trẻ thường bị viêm bàng quang và viêm thận. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ gây biến chứng nặng rất cao.
Vì sao trẻ nhỏ bị viêm tiết niệu?
Mầm bệnh gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli, ký sinh trùng, vi nấm hoặc virut. Vi khuẩn E.coli là một loại vi khuẩn đường ruột có nhiều trong phân của người và động vật. Vi khuẩn này có ở trong đất, bụi, nước và không khí, thực phẩm, rau, quả... rất dễ lây nhiễm sang cho con người, nhất là trẻ em. Khí hậu nóng ẩm là điều kiện cho nấm phát triển và khuếch tán khắp nơi, trẻ lê la ở sàn nhà, tay chân nhiễm bẩn, dễ làm cho vi nấm thâm nhập đường tiết niệu gây bệnh.
Thay bỉm ngay sau mỗi lần trẻ đi tiêu, đi tiểu để phòng bệnh viêm đường tiết niệu.
Các nghiên cứu cho thấy có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ, gồm: vệ sinh cho trẻ gái không đúng cách, làm lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang niệu đạo, nếu rửa hậu môn cho trẻ mà rửa từ sau ra trước thì vô tình đã đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu; do dị dạng đường tiểu: ở trẻ trai bị hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng; do trẻ hay nằm, ngồi trên mặt đất, sàn nhà có nhiều bụi bẩn; do đóng bỉm không đúng cách, để lâu không thay làm cho vi khuẩn ở phân xâm nhập niệu đạo trẻ gây viêm...
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Trẻ nhỏ ở nhiều độ tuổi, hoặc chưa biết nói, hoặc không biết kêu đau, không biết mô tả bệnh... khi bị viêm đường tiết niệu. Mặt khác bệnh lại thường diễn biến âm thầm kín đáo nên càng khó phát hiện trẻ bị bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững các dấu hiệu phát hiện bệnh để đưa con đi khám và điều trị kịp thời.
Vi khuẩn E.coli thường gây bệnh viêm tiết niệu ở trẻ em.
Khi trẻ mắc bệnh, thường có các dấu hiệu sau: bị sốt nhẹ, hoặc có khi sốt cao, sốt kéo dài. Nhưng cũng có khoảng từ 10 - 15% số trẻ bệnh thân nhiệt lại giảm. Trẻ có thể biếng ăn, hay quấy khóc, có rối loạn tiêu hóa như nôn hoặc tiêu chảy. Dấu hiệu khác điển hình là trẻ khóc khi đi tiểu bởi bị đau. Các trẻ trai lớn có động tác sờ vào chim do khó chịu, đau khi đi tiểu. Cha mẹ theo dõi thấy trẻ có biểu hiện đái dắt, đái buốt, đi tiểu nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn. Ở trẻ càng lớn thì hiện tượng đái buốt, đái dắt càng rõ nét hơn do trẻ đã nhận biết được, kêu đau khi đi tiểu. Nước tiểu có thể đục, mức độ đục nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian bị viêm đường tiết niệu lâu hay mới bị. Nước tiểu lúc sáng sớm thì có thể thấy đục nhiều, nước tiểu buổi trưa hoặc chiều thì có thể không thấy đục... Nếu cha mẹ phát hiện thấy con có một hay nhiều hơn các dấu hiệu nói trên thì cần đưa con đi khám bệnh. Bác sĩ thấy cần thiết phải lấy nước tiểu làm xét nghiệm sẽ tìm thấy vi khuẩn hay vi nấm gây bệnh. Nuôi cấy nước tiểu của trẻ nghi nhiễm khuẩn tiết niệu làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp điều trị có hiệu quả nhất. Siêu âm kiểm tra toàn bộ hệ thống đường tiết niệu và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán chính xác bệnh của trẻ.
Các biến chứng nặng
Viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nặng: nhiễm khuẩn lan từ bàng quang lên một hoặc hai thận gây tổn thương thận, viêm đài bể thận và làm suy giảm vĩnh viễn chức năng thận. Đối với những trẻ đã bị bệnh thận, sẽ bị tăng nguy cơ suy thận. Đái ra máu. Bệnh có thể gây vãng khuẩn huyết làm viêm nhiễm ở các cơ quan khác của cơ thể.
Điều trị thế nào?
Cha mẹ chú ý khi thấy con bị sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, ăn, ngủ, kém, không chịu chơi đùa hoặc phát hiện một hay nhiều triệu chứng nói trên cần cho trẻ đi khám bệnh để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Phải dùng kháng sinh để điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ, tốt nhất là dùng thuốc theo kháng sinh đồ. Trẻ cần được uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để tống vi khuẩn ra ngoài.
Lời khuyên của bác sĩ
Bệnh viêm tiết niệu ở trẻ có thể phòng tránh hiệu quả bằng các biện pháp sau đây:
Chú ý thay bỉm ngay sau khi trẻ đi tiểu, đi ngoài, tránh để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh ở đường tiết niệu. Khi thay bỉm cho trẻ, cần để ý xem có cặn trắng ở bỉm hay không. Nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín thì cha mẹ cần xem xét có biểu hiện bệnh viêm tiết niệu hay không. Nếu là trẻ trai, khi đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu hoặc đi đái khó phải cho trẻ đi khám xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu hay không vì đây là một lý do gây viêm đường tiết niệu. Khi làm vệ sinh cho trẻ sau mỗi lần đi ngoài, cần lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ tiểu, nhất là đối với bé gái. Cha mẹ cần chú ý cho trẻ uống đủ nước hằng ngày để tránh cô đặc nước tiểu. Trong chế độ ăn, cần cho trẻ ăn tăng cường rau, hoa quả để nâng cao sức đề kháng của trẻ. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám ở bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh.
Theo SKDS
Tết Nguyên đán đang đến gần, nhiều người muốn mua một vài chai rượu ngoại để đi biếu hoặc dùng tiếp khách cho lịch sự. Thế nhưng, nếu không biết thì vô tình chúng ta bỏ tiền thật mua rượu giả và ít nhiều còn ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Mỗi lần trời đất âm u là tôi lại buồn thấu ruột thấu gan. Đó là lúc đất trời sắp chuyển giao từ mừa nắng sang mùa mưa, mà người dân miền Tây Nam bộ gọi là “sa mưa”. Rồi những cơn mưa đầu mùa ào ạt đổ xuống, đất đai thêm màu mỡ. Mưa tắm gội cây trái khắp nơi xanh màu, cũng là lúc những dây mỏ quạ héo khô xanh tốt trở lại, bò quấn thân cành mấy cây ăn trái trong vườn.
Theo ước tính của các chuyên gia, 40-50% dân số trên thế giới thiếu vitamin D. Nghiên cứu ở Thái Lan và Mã Lai cho thấy cứ 100 người thì có khoảng 50 người thiếu vitamin D. Riêng ở Nhật và Hàn Quốc, tỉ lệ thiếu vitamin D lên đến 80-90%.
Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng - khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng...
Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
Nếu bạn phân vân làm sao "quan hệ" an toàn mà không dính bầu thì hãy tham khảo 1 trong 5 phương pháp tránh thai sau nhé.